
Tìm hiểu về sự tiếp tục hiện diện của giáo dục Pháp tại miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về sự tiếp tục hiện diện của giáo dục Pháp tại miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 3 (2015) 25-41TRAO ĐỔITìm hiểu về sự tiếp tục hiện diện của giáo dục Pháptại miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975Nguyễn Thụy Phương*Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Á Đông, Đại học Paris DiderotNhận ngày 9 tháng 6 năm 2015Chỉnh sửa ngày 20 tháng 8 năm 2015; chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2015Tóm tắt: Sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Pháp rút khỏi Việt Nam. Nếu như ở miền Bắc,nước Pháp chỉ giữ lại tại Hà Nội trường trung học Albert Sarraut, đại diện duy nhất trên phươngdiện văn hóa, từ 1955 đến 1965, thì ở miền Nam, sự hiện diện của Pháp vẫn còn mạnh nhờ vào hệthống các xí nghiệp và mạng lưới văn hóa, giáo dục. Tại đây, trong hai thập niên 1955-1975, hợptác văn hóa, giáo dục Pháp-Việt thực chất là đơn phương vì chính quyền Việt Nam Cộng hòa luôntỏ ra thù nghịch với nước Pháp, lúc thì bị lên án là nước thuộc địa cũ lúc khác thì là trung lập. Tuynhiên, hai công cụ ngoại giao văn hóa chính của Pháp là hệ thống trường học và các trung tâm vănhóa lại rất thành công và có uy tín đối với hàng ngàn gia đình phụ huynh và công chúng rộng rãi.Từ khóa: Hợp tác giáo dục, trường học, ngoại giao văn hóa, hậu thuộc địa, giải thực dân.chỉ giành cho con em người Pháp, nhưng ngaytừ 1946, khi chiến sự nổ ra, đa số thường dânPháp rời Đông Dương, làm vơi hẳn số lượnghọc sinh người Pháp, thì trường tiếp nhận họcsinh Việt, lúc này trở thành đại đa số. Đơn cử,năm 1943 chỉ có 20% học sinh Việt trongtrường Pháp thì đến 1950 chuyển lên thành85%, tức là khoảng trên 7000 học sinh1. Kể từ1954, Pháp quan hệ ngoại giao độc lập với hainhà nước Việt Nam với hai thể chế chính trị đốilập nhau. Hợp tác giáo dục của Pháp ở NamViệt Nam trong hai thập niên của cuộc chiếntranh Việt Nam (1955-1975) không đi theo mộtchu trình thông thường mà là một sự nỗ lực đơn1. Lời mở đầu ∗Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp rút luitrên lĩnh vực quân sự và chính trị ở Việt Nam.Bị hất cẳng ở miền Bắc, Pháp vẫn tiếp tục hiệndiện ở miền Nam nhờ dựa vào mạng lướithương mại và văn hóa vốn tồn tại từ thời thuộcđịa. Giai đoạn 1945-1954 đã có sự biến đổi cănbản trong mục đích và chính sách giáo dục củaPháp tại Việt Nam. Người Pháp chuyển giao hếtcho chính quyền Việt Nam các trường Pháp-bảnxứ có từ thời thuộc địa mà chỉ giữ lại dưới sựgiám sát của họ những trường trung học cótiếng nhất (như Albert Sarraut, ChasseloupLaubat, Yersin) với một sự thay đổi căn bản là:trước 1945, những ngôi trường danh tiếng này_______1Albert Charton, Rapport sur l’enseignement enIndochine 1949-1950, Carton 332, Fonds Hồ-Chí-Minhville Service de coopération culturelle et technique, Centredes archives diplomatiques de Nantes, tr. 18_______∗Email: ng.thuy.phuong@gmail.com2526N.T. Phương / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 3 (2015) 25-41phương từ phía Pháp trước những sức ép từchính quyền miền Nam. Vì một mặt, lúc nàyPháp chỉ còn là một nhân tố chính trị thứ yếutrong cuộc chơi giữa ba bên Nam Việt Nam,Mỹ và Pháp. Mặt khác, vì bị cuốn vào cuộcchiến tại Algérie và các phong trào giải thựcdân ở châu Phi nên chính sách đối ngoại củaPháp cũng không coi Nam Việt Nam nói riêngvà Đông Nam Á nói chung là ưu tiên. Chính vìlẽ này, giới ngoại giao và giáo dục Pháp tại NamViệt Nam không nhận được sự ủng hộ hay hậuthuẫn của chính cấp trên của mình từ chính quốc.1.1. Những chuyển biến cần thiết tạo đà cho sựhợp tác“Sứ mạng khai hóa”, chiêu bài “chinh phụccon tim” thông qua giáo dục từ thời thuộc địa,buộc phải biến chuyển từng bước trước thờicuộc và chiến sự trong giai đoạn 1946-1954.Khi Pháp tìm ra lối thoát chính trị tại ĐôngDương bằng “giải pháp Bảo Đại”, Pháp đồng ýtrao trả độc lập cho Việt Nam nhưng Nhà nướcViệt Nam của Bảo Đại phải gia nhập khối Liênhiệp Pháp. Nghĩa là, đây là một quốc gia hộiviên có nền độc lập nhưng không có chủ quyền,một dạng chế độ bảo hộ kiểu mới. Lúc đó Phápcũng đưa ra những định nghĩa mới cho kháiniệm độc lập. François Mitterand, Bộ trưởng BộHải ngoại từng nói rằng các quốc gia hiện đạiphải chấp nhận “từ bỏ quyền về chủ quyền”2.Năm 1951, de Lattre de Tassigny, Cao ủy viênPháp tại Đông Dương, đọc diễn văn trước cáchọc sinh trong lễ bế giảng ở trường trung họcChasseloup-Laubat, tại Sài Gòn, ông nhấnmạnh đến những giới hạn của nền độc lập trongmột thế giới thời hậu chiến:“… không thể có các quốc gia độc lập tuyệtđối. Chỉ có những tương thuộc có lợi và phụthuộc tai hại. Nếu không thuộc Liên hiệp Phápthì liệu Việt Nam, dù cho tự hào về quá khứ, thìcó lẽ đã là vệ tinh của Trung Quốc và liệu đâycó phải là bằng chứng cho thấy sự đoàn kếttrong Liên hiệp Pháp là một sức mạnh tự do?”3Người châu Phi và châu Á, nói nhưMitterrand và de Lattre, không thể hi vọng đượcmột nền độc lập toàn vẹn vì điều đó sẽ khôngđem lại lợi lộc gì cho họ. Pháp bị chỉ trích trênchính trường thế giới vì duy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hợp tác giáo dục Ngoại giao văn hóa Hậu thuộc địa Giải thực dân Thuộc địa cũ Công cụ ngoại giao văn hóa Hệ thống trường học Trung tâm văn hóaTài liệu có liên quan:
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm văn hóa Việt - Lào
29 trang 116 0 0 -
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm văn hóa Làng chài Cái Bèo huyện Cát Hải
15 trang 78 0 0 -
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm Văn hóa - Ẩm thực Hải Phòng
18 trang 62 0 0 -
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm văn hóa Hải Phòng
11 trang 44 0 0 -
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm văn hóa huyện An Lão
24 trang 34 0 0 -
Ngoại giao văn hóa trong chính sách đối ngoại Việt Nam
10 trang 30 1 0 -
Ebook Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ (1995-2020): Phần 1
177 trang 29 0 0 -
Một vị phúc thần của người Việt ở hải ngoại: Trường hợp chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo (Nhật Bản)
25 trang 28 0 0 -
Phải chăng văn hoá chỉ thuộc về con người?
8 trang 26 0 0 -
5 trang 23 0 0
-
Ngoại giao văn hóa Việt Nam thời hội nhập: Thành tựu và triển vọng
9 trang 23 0 0 -
Thăng Long - Hà Nội, trung tâm kết nối và thống nhất văn hóa Quốc gia dân tộc Việt Nam
10 trang 23 0 0 -
Tiểu luận: Lịch sử hình thành nhà văn hóa thanh niên Hồ Chí Minh
13 trang 23 0 0 -
Sức mạnh mềm của Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI và gợi ý kinh nghiệm đối với với Việt Nam
9 trang 22 0 0 -
Bảo tàng Hậu cần - Trung tâm văn hóa, lịch sử truyền thống của ngành Hậu cần Quân đội
4 trang 21 0 0 -
Ngoại giao văn hóa bằng văn học - cơ hội, thách thức và định hướng phát triển cho Việt Nam
7 trang 20 0 0 -
5 trang 19 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến nay
122 trang 18 0 0 -
Chính sách văn hóa đối ngoại của Nhật Bản thời Minh Trị
8 trang 18 0 0 -
Truyền thống ngoại giao văn hóa Việt Nam
6 trang 17 0 0