Danh mục tài liệu

Tín ngưỡng Quan Công

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.97 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu sự chuyển biến từ nhân vật lịch sử sang huyền thoại; từ tập đoàn đến hội đoàn và các tổ chức xã hội khác; tín ngưỡng Quan Công trong văn nghệ dân gian.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tín ngưỡng Quan CôngTạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020 51 TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG Lê Hải Đăng* 1. Quan Công - Ngài là ai? Quan Vũ tự là Vân Trường, người làng Thường Bình, huyện Vận Thành, tỉnhSơn Tây, Trung Quốc. Năm Trung Bình thứ 5 [Hán Linh Đế, 188 SCN] đời nhàHán, Quan Vũ, Lưu Bị, Trương Phi kết nghĩa anh em, từ đó Quan Vũ giúp Lưu Bịphục hưng nhà Hán, lập nên nhiều chiến công oanh liệt, uy danh lẫy lừng cả vùngHoa Hạ. Mùa đông năm Kiến An thứ 24 [Hán Hiến Đế, 219 SCN], Quan Vũ lơ là đểthất thủ Kinh Châu rồi thua trận chạy tới Mạch Thành bị thuộc hạ của Tôn Quyềnbắt, giết chết. Sau khi giết Quan Công, Tôn Quyền sợ không chống nổi sự trả thùcủa Lưu Bị, nên đem thủ cấp Quan Công dâng cho Tào Tháo, rồi an táng theo nghithức Hầu lễ ở Đương Dương. Vì thế, Quan Công bị phân mảnh thành “đầu ở LạcDương, thân ở Đương Dương”. Đương Dương cũng là nơi đầu tiên Quan Cônghiển linh và cư dân địa phương đã lập miếu thờ năm Quang Đại (567-568). Theo truyền thuyết, Quan Công từng nhập hồn người sống để đi đòi đầu. Mộtlần, gặp một cụ già tóc trắng ngồi trên đỉnh núi, cụ trách: tôi biết ngài chết khôngcam, nhưng nếu những tướng lĩnh như Nhan Lương, Văn Xú chết dưới thanh đaocủa ngài cũng về đòi đầu thì sao? Từ đó, Quan Công không còn hiển linh về đòiđầu nữa mà xuất hiện trong những câu chuyện cảm động, như giúp dân trừ tà đuổiquỷ, trấn áp kẻ mạnh, giúp đỡ kẻ yếu… Sau đó, nhiều câu chuyện thực hư hìnhthành theo con đường dân gian, nghệ thuật hóa thành tuồng tích, cổ tích, huyềnthoại, truyện thơ, văn chương, thư pháp… vây quanh nhân vật góp phần tạo tựu,làm hình thành một tín ngưỡng đặc trưng thể hiện quá trình chuyển hóa một conngười sống làm tướng, chết thành thần. 2. Sự chuyển biến từ nhân vật lịch sử sang huyền thoại Theo quan niệm “Duyên khởi”, rất nhiều yếu tố đã làm nên hình thái tínngưỡng Quan Công, trong đó không thể thiếu vắng cơ tầng văn hóa truyền thống,cộng hưởng với các yếu tố kinh tế, chính trị, sự hình thành các tập đoàn, nhóm xãhội trong lòng đất nước Trung Quốc, rồi dịch chuyển từ nội xứ ra ngoại xứ văn hóa.Quan Công từng bước trở thành vị thần đa năng, toàn năng, không ngừng thăngtiến về mặt quyền năng. Trên đường hướng thâu tóm, quản lý bá tánh từ sinh hoạt* Thành phố Hồ Chí Minh.52 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020đời thường đến tín ngưỡng – nơi tập trung thể hiện đức tin, các tập đoàn chính trịcũng đưa Quan Công vào tầm ngắm. Vì thế, quá trình đưa đẩy nhân vật này từ mộtcon người lịch sử mờ nhạt trở thành quyền uy đã góp phần hợp lý, hợp pháp hóachức năng, công năng của một đối tượng thờ tự. Nếu như ban đầu, hành trạng của Quan Công đi ra từ một vị thần Chiếntranh, do xuất thân võ tướng thì sau đó, đối tượng này từng bước tích hợp thêmnhiều chức năng, công năng, quyền năng khác trở thành vị thần đa năng, từ thầnTài trong tín ngưỡng dân gian, Hàng ma phục quỷ trong Đạo giáo, tượng trưng chođức tính trung, tín, nghĩa theo quan niệm Nho giáo và phối tự với Bồ tát trong tínngưỡng Phật giáo... Trong lịch sử Trung Quốc, những nhân vật chuyển hóa từ nhânsang thần sau khi chết đa số đều có công đối với quốc gia, dân tộc, như Khổng Tử,Trang Tử, Lão Tử, Trịnh Hòa, Châu Đạt Quan… Riêng Quan Công, đứng ở góc độlịch sử không thể nào sánh được với những nhân vật trên, song tước hiệu của ôngkhông ngừng thăng tiến, từ Đại thần, Thánh Đế cho đến Phu tử có thể sánh ngangKhổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Miếu Khổng Tử gọi là Văn miếu, còn miếuQuan Công gọi là Võ miếu. Khổng Tử được tôn làm Khổng Phu Tử, Quan Côngcũng được xưng là Quan Phu Tử, thậm chí, miếu Khổng Tử dừng lại ở vùng huyệnthành, riêng miếu Quan Đế phổ biến khắp nơi, có lẽ trừ quê hương của giặc Khănvàng và Nhan Lương, Văn Xú ở hai tỉnh Sơn Đông và Hà Bắc mới có truyền thốngbài trừ Quan Công và tín ngưỡng Quan Công. Đây là một hiện tượng văn hóa khálý thú. Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, nhân vật QuanCông từng gây thù chuốc oán với giặc Khăn vàng, cũng như gây ra cái chết của haivị tướng Nhan Lương, Văn Xú. Kết quả là, trên quê hương của giặc Khăn vàng làlàng trại Hoàng Cân, huyện Dương Tín, tỉnh Sơn Đông và Nhan Lương, Văn Xúlà làng Bảo Tân Thành, huyện Chánh Định, tỉnh Hà Bắc đều lưu truyền lòng thùhận đối với Quan Công, đồng thời có truyền thống bài trừ tín ngưỡng Quan Công.Bằng chứng cho thấy, vào thời kỳ nhà Thanh, chiếu chỉ cho xây dựng miếu QuanCông tại đây đã vấp phải sự chống đối của cư dân địa phương, cuối cùng, khôngmột ngôi miếu thờ Quan Công nào được xây dựng. Điều đó chứng tỏ ký ức vănhóa hay nói cách khác, thực tại văn hóa đã phát huy tác dụng trong việc lựa chọnthái độ ứng xử với tín ngưỡng. Quan Công vốn là một nhân vật có thật trong lịch sử, nhưng quá trình hìnhthành nên tín ngưỡng Quan ...