Danh mục tài liệu

Tính hệ thống của triết lí giáo dục qua các mối quan hệ bên trong của nó

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 996.34 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung bàn về cấu trúc nội tại của triết lí giáo dục, từ đó làm sáng tỏ tính hệ thống của triết lí giáo dục qua các mối quan hệ bên trong của nó. Bắt đầu từ việc thảo luận và trình bày quan niệm về cấu trúc của triết lí giáo dục, bài viết xây dựng một mô hình cấu trúc ba tầng của triết lí giáo dục; cuối cùng đi đến thảo luận về mối tương quan giữa các thành tố trong cấu trúc ba tầng của triết lí giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính hệ thống của triết lí giáo dục qua các mối quan hệ bên trong của nó VJE Tạp chí Giáo dục, Số 479 (Kì 1 - 6/2020), tr 1-7 ISSN: 2354-0753 TÍNH HỆ THỐNG CỦA TRIẾT LÍ GIÁO DỤC QUA CÁC MỐI QUAN HỆ BÊN TRONG CỦA NÓ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Trần Ngọc Thêm Thành phố Hồ Chí Minh Email: ngocthem@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 22/4/2020 In the past 15 years, there has been a particular growing interest in the concept Accepted: 05/5/2020 of “educational philosophy” in Vietnam. In order to shed light on related Published: 05/6/2020 issues the society is facing in practice, we suggested three different ways to approach the concept of educational philosophy: in its Narrow sense, in its Keywords Broader sense and in its Intermediate sense. However, the internal structure educational philosophy, of this concept is another question that is yet to be explored. From the three-tier structure of six perspective of educational philosophy in its Medium sense, the author has elements, systematic nature. conceptualized a three-level structure (Minimum Structure, Basic Structure and Expanded Structure) with six components (Mission, Objective, Principles, Culture, Content and Methods of Education). Among these components, Mission and Objective play a particularly important role. This three-tier, six-component structure is typical of the philosophy of education in broader sense and intermediate sense. Educational philosophy in the narrow sense is a special case, expressing a certain aspect of this structure. The network of internal relationships clearly shows the highly systematic nature of educational philosophy.1. Mở đầu Trong khoảng 15 năm trở lại đây, khái niệm “triết lí giáo dục” được xã hội Việt Nam quan tâm một cách đặc biệt.Tuy nhiên, một khái niệm quan trọng như cấu trúc nội tại của triết lí giáo dục lại chưa được bàn đến. Nếu so sánh với “triết học giáo dục” thì “triết lí giáo dục” là một khái niệm thiên về cảm tính: Tuy về bản chấtthì cả hai đều là những tư tưởng (hoặc hệ thống tư tưởng) về giáo dục, nhưng trong khi triết học giáo dục là một lĩnhvực khoa học thì triết lí giáo dục là những chiêm nghiệm được đúc kết từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong lĩnhvực giáo dục (hoặc rút ra từ triết học giáo dục); chỉ đạo hành động thực tiễn trong giáo dục. Bởi vậy, để giải quyếtnhững vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến triết lí giáo dục (chẳng hạn như các câu hỏi: việc những “sự cố giáo dục”liên tiếp xảy ra có bắt nguồn từ triết lí giáo dục hay không? Giải thích và giải quyết vấn đề này như thế nào?,…), cầnphải có những nghiên cứu bài bản hơn về triết lí giáo dục. Bài viết này tập trung bàn về cấu trúc nội tại của triết lí giáo dục, từ đó làm sáng tỏ tính hệ thống của triết lí giáodục qua các mối quan hệ bên trong của nó. Bắt đầu từ việc thảo luận và trình bày quan niệm về cấu trúc của triết lígiáo dục, bài viết xây dựng một mô hình cấu trúc ba tầng của triết lí giáo dục; cuối cùng đi đến thảo luận về mốitương quan giữa các thành tố trong cấu trúc ba tầng của triết lí giáo dục.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Quan niệm về cấu trúc của triết lí giáo dục Trong số các sách chuyên khảo, chuyên đề và bài nghiên cứu về triết lí giáo dục đã có mà chúng tôi bao quátđược, cho đến nay, chưa có có tài liệu nào nêu ra một quan niệm chặt chẽ về cấu trúc bên trong của triết lí giáo dục.Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách mà các nhà nghiên cứu trình bày về triết lí giáo dục hoặc sử dụng khái niệm triết lígiáo dục, có thể phân biệt hai cách hiểu: Phân loại các triết lí giáo dục như một phức hợp của nhiều thành tố, hoặccoi triết lí giáo dục như một thành tố ngang hàng với những thành tố còn lại. Trong cuốn “Triết học giáo dục Việt Nam”, ở bảng tổng kết về triết lí giáo dục Việt Nam thời phong kiến, TháiDuy Tuyên (2007, tr 88-89) nêu ra các triết lí và các nhà giáo dục tiêu biểu theo sáu nhóm: mục đích; động cơ; vaitrò; nguyên tắc - phương châm; nội dung; phương pháp. Trong cuốn “Nghịch lí và Lối thoát”, khi bàn về hệ quanđiểm của triết lí giáo dục, Vũ Cao Đàm (2014, tr 118-126) nói đến năm nhóm: triết lí về bản thân nền giáo dục (quan ...

Tài liệu có liên quan: