Danh mục tài liệu

Tính hội tụ – lan tỏa và nhu cầu liên kết trên dải đất Miền Trung

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 762.98 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ những điều kiện địa lý tự nhiên không mấy thuận lợi, Huế từng bước trở thành một trung tâm chính trị thời Đàng Trong, thời Nguyễn. Trong vai trò Kinh đô, Huế tụ hội những tinh hoa nhân tài, vật lực của cả nước và chuyển hóa, lan tỏa ảnh hưởng trở lại ra bên ngoài, trở thành một trung tâm tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, giáo dục đào tạo... Bài viết tiến hành phân tích tính hội tụ, lan tỏa và nhu cầu liên kết trên dải đất Miền Trung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính hội tụ – lan tỏa và nhu cầu liên kết trên dải đất Miền Trung Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129, Số 6E, 2020, Tr. 45–56; DOI: https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6E.6060 TÍNH HỘI TỤ – LAN TỎA VÀ NHU CẦU LIÊN KẾT TRÊN DẢI ĐẤT MIỀN TRUNG Trần Đình Hằng* Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, 6 Nguyễn Lương Bằng, Huế, Việt NamTóm tắt. Từ những điều kiện địa lý tự nhiên không mấy thuận lợi, Huế từng bước trở thành một trungtâm chính trị thời Đàng Trong, thời Nguyễn. Trong vai trò Kinh đô, Huế tụ hội những tinh hoa nhân tài,vật lực của cả nước và chuyển hóa, lan tỏa ảnh hưởng trở lại ra bên ngoài, trở thành một trung tâm tưtưởng, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, giáo dục đào tạo... Cơ chế “đất lành” trở thành bài họccho quá trình chuyển hóa từ Kinh đô trở thành Cố đô, để khả dĩ có thể tái phục hồi “sinh lực Huế” trênnền tảng phát huy những giá trị bản sắc đặc trưng, biến thành những sản phẩm độc đáo theo phép lợi thếso sánh. Để thay thế sức mạnh cưỡng chế trưng tập của Kinh đô xưa, Cố đô nay phải xây dựng “đất lành”bằng môi trường, cơ chế để liên kết vùng, liên kết địa phương, liên kết ngành và nhất là liên kết – hợp táctrong vấn đề con người, nguồn nhân lực để thực sự xây dựng Huế trở thành một trung tâm trọng yếu trênđịa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.Từ khóa: bản sắc văn hóa, dị biệt hóa sản phẩm, Kinh đô, Cố đô, trưng tập, hội tụ, lan tỏa, liên kết1. Huế và miền Trung trong diễn trình lịch sử, văn hóa dân tộc Từ cái nôi châu thổ Bắc Bộ, văn minh Đại Việt đã có nhiều bước phát triển và lan tỏa ảnhhưởng, đặc biệt là những mốc son lịch sử từ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần – Hồ – HậuLê, gắn liền khát vọng độc lập tự chủ ngày càng mạnh mẽ. Từ sự chi phối đặc thù của điều kiệnđịa lý tự nhiên cũng như lịch sử xã hội mà vùng châu thổ Bắc Bộ chỉ giới hạn trong lưu vựcsông Hồng và sông Mã. Vùng biển phía Đông, núi rừng trùng điệp ngăn cách và đế chế TrungHoa hùng mạnh phía Tây và phía Bắc đã làm cho Nam tiến trở thành con đường độc đạo, tạonên sinh lộ độc đáo trong lịch sử phát triển mở mang cương vực của Đại Việt. Tiêu biểu chocông cuộc mở cõi này là những mốc son lịch sử như cuộc hôn nhân của Huyền Trân Công chúanăm 1306 đã chuyển hóa Ô Lý thành Thuận Hóa tới tận lưu vực sông Sài Thị (Thu Bồn), các đợtNam chinh thời Hồng Đức (1470–1471)... Nhờ vậy, Thuận Hóa sớm trở thành trọng trấn phương Nam của Đại Việt trong mối quanhệ với lân bang Champa. Đặc biệt từ sự kiện Mậu Ngọ (1558), từ nội tình một dòng họ, nhữngdự cảm thiên tài trong tư tưởng chiến lược gia quốc cữu Nguyễn Ư Dĩ đã giúp Đoan Quận côngNguyễn Hoàng “giả điên” để náu mình trong sứ mệnh tướng trấn nhậm biên ải phía nam*Liên hệ: navidongkhanh@gmail.comNhận bài: 18-5-2020; Hoàn thành phản biện: 15-7-2020; Ngày nhận đăng: 30-9-2020Trần Đình Hằng Tập 129, Số 6E, 2020Hoành Sơn, từ đó ươm mầm một thế lực chính trị mới trong bối cảnh xã hội đương thời: xứĐàng Trong, xứ Nam Hà1. Đó là nền tảng quan trọng trong việc xác định vai trò nổi bật của mộtkhu trung tâm: tính hội tụ và lan tỏa ảnh hưởng. Điều đó càng được khẳng định vượt bậc, trênquy mô quốc gia và khu vực, là dấu ấn kinh đô Huế thời Nguyễn của đất nước Đại Nam hùngmạnh. Từ thời Đàng Trong, từ việc giải quyết trục chiến lược Nam – Bắc, các chúa Nguyễn đãthực sự dựa vào một hậu phương rộng lớn theo trục Đông – Tây: từ hậu phương bao la củavùng rừng núi phía Tây, nối xứ sở Vạn Tượng với nhiều tài nguyên lâm thổ sản, đặc biệt là voi– lực lượng tượng binh hùng mạnh với Cửa Việt, dọc theo sông Hiếu. Yếu tố thông thương vớibên ngoài đã mang lại sinh lực tối quan trọng cho việc ươm mầm chính thể mới Đàng Trong.Vượt qua Đèo Ngang – Hải Vân, người Việt “Việt hóa” vùng Khánh Hòa – Ninh Thuận – BìnhThuận nhanh chóng hướng thẳng tới châu thổ sông Cửu Long, rồi quay trở lại từng bước quyphục Tây Nguyên. Chính yếu tố chính trị chi phối như vậy đã góp phần nối kết và xóa nhòa sự chia cắt củacác hằng số địa lý như đèo núi, sông suối, định hình nên con đường Thiên lý gắn kết, nối liềnđất nước và con người Đại Nam theo trục Bắc – Nam xuyên suốt. Không chỉ có vậy, từ thờichúa Nguyễn và vua Nguyễn, việc thông thương ải Ai Lao đã mở rộng trục Đông – Tây của xứsở để thiết lập quan hệ chính trị ngoại giao sang tận Trấn Ninh (Vientiane) và Nam Vang(Phnompenh). Đó chính là nền tảng quan trọng để phá thế độc đạo của vùng duyên hải miềnTrung mà sau này, người Pháp kế thừa để xây dựng nên Liên bang Đông Dương đủ mạnh đểcân bằng quyền lực với phía Bắc và cả với phía bên kia sông Cửu Long 2. Đặc biệt, chức năng ...