Danh mục tài liệu

“Tính nhúng” của chi nhánh công ty đa quốc gia vào nước chủ nhà: Trường hợp Samsung tại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.15 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu thao tác hóa khái niệm “tính nhúng” của chi nhánh công ty đa quốc gia vào nước sở tại. Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy có những cách hiểu khác nhau về khái niệm này nhưng không có lý thuyết cụ thể nào mô tả đầu đủ sự phức tạp của khái niệm này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Tính nhúng” của chi nhánh công ty đa quốc gia vào nước chủ nhà: Trường hợp Samsung tại Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 “TÍNH NHÚNG” CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO NƯỚC CHỦ NHÀ: TRƯỜNG HỢP SAMSUNG TẠI VIỆT NAM MNC SUBSIDIARY EMBEDDEDNESS IN THE HOST COUNTRY: THE CASE OF SAMSUNG IN VIETNAM Nguyễn Thị Thanh Mai Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội maintt@vnu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu thao tác hoá khái niệm “tính nhúng”1 của chi nhánh công ty đa quốc gia vào nước sở tại. Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy có những cách hiểu khác nhau về khái niệm này nhưng không có lý thuyết cụ thể nào mô tả đầu đủ sự phức tạp của khái niệm này. Nghiên cứu này phát triển một khung lý thuyết dựa trên tích hợp bốn dòng lý thuyết gồm có cách tiếp cận chi phí giao dịch, quan điểm dựa trên nguồn lực và chính trị vi mô, cách tiếp cận mạng lưới và cách tiếp cận của các nhà địa lý kinh tế. Tác giả cho rằng trạng thái “nhúng” của một chi nhánh công ty đa quốc gia trong môi trường địa phương phải được hiểu từ các khía cạnh khác nhau và liên quan đến nhau, bao gồm nguồn lực, lãnh thổ và mạng lưới. Các học giả không nên mong đợi các chi nhánh có cùng một “mức độ nhúng” từ những khía cạnh khác nhau. Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay sẽ được sử dụng để minh họa cho khung lý thuyết này. Từ khóa: Công ty con MNC, tính nhúng, nước chủ nhà. ABSTRACT The main objective of this paper was to operationalize the concept of MNC subsidiary embeddedness into the host country. The results of the literature review show that there are different interpretations of this concept but particular theory can sufficiently depict the intricacies of embeddedness due to the complex nature of this academic notion. This study develops a theoretical framework based on the integration of four theoretical streams the transaction cost, resource-based view and micro-political approach, the network approach and the approach of economic geographers.The author argues that the embedding status of an MNC subsidiary in a local environment has to be understood from different and interrelated dimensions, including resource, territorial, and network embeddedness. Researchers should not expect the same degree of embeddedness of the MNC subsidiary from different perspectives. Samsung –the largest foreign investor in Vietnam at the present will be used for the illustration of this framework. Keywords: MNC subsidiary, embeddedness, host country.1. Giới thiệu Trong vòng 50 năm trở lại đây, việc nghiên cứu chi nhánh ở nước ngoài của các công ty đa quốcgia (MNCs) trở thành một đi hướng mới được nhiều học giả trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế quan tâm.Đơn vị nghiên cứu cơ bản chuyển từ cấp quốc gia sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô như thương mại quốctế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sang cấp độ MNC tập trung vào các lợi thế cụ thể của hãng vàgần đây là sang cấp độ chi nhánh (Rugman, Verbeke và Nguyen, 2011). Nguyên nhân đằng sau sự thayđổi này là do có sự đồng thuận rộng rãi rằng một MNC không còn được định nghĩa là tổ chức đồng nhấtvới các chi nhánh đóng vai trò giống nhau (Egelhoff, 1988) mà là một tổ chức gồm nhiều chi nhánh được―nhúng‖ vào những bối cảnh quốc gia rất khác biệt (Andersson, Forsgren và Holm, 2002; Nell, Ambos vàSchlegelmilch, 2011; Nohria và Ghoshal, 1997). Nói cách khác, không thể hiểu được những lợi thế cụ thểcủa MNC mà không hiểu được nguồn lực, năng lực và sự phát triển của các chi nhánh. ―Độ nhúng‖ vàomôi trường nước chủ nhà có tác động đáng kể đến sự phát triển của các chi nhánh và MNCs (Birkinshaw1 Từ ―tính nhúng‖ được tạm dịch từ thuật ngữ ―embeddedness‖. Tuy nhiên, theo tác giả, từ ―tính nhúng‖ vẫn chưathể hiện được hết nghĩa của thuật ngữ gốc nên tạm thời để trong dấu ngoặc kép. 913 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019và Hood, 1998); và cả nước chủ nhà, bởi lẽ khi ―độ nhúng‖ của chi nhánh MNC cao có nghĩa là doanhnghiệp sẽ tiếp tục hoạt động ở nước sở tại và có thể tăng quy mô của các chi nhánh (Nguyen và Cassidy, 2016). Mặc dù ―tính nhúng‖ của chi nhánh MNC vào nước chủ nhà rất quan trọng nhưng kết quả tổngquan tài liệu cho thấy hiện nay có rất ít học giả thao tác hoá một cách rõ ràng khái niệm này. Do đó, ―tínhnhúng‖ vẫn bị coi là một khái niệm mơ hồ (White, 2004). Trong cuộc tranh luận về ―tính nhúng‖ củacông ty con, môi trường nước sở tại đã được khái niệm hóa theo nhiều cách khác nhau: lợi thế về vị trí màMNC tận dụng, các nguồn lực chiến lược mà chi nhánh sở hữu để có thể đàm phán quyền lực tổ chứctrong MNC; mạng lưới các mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, cam kết và thích ứng lẫn nhau giữa các chủthể kinh doanh bao gồm nhà cung cấp, khách hàng và các đối tác phi kinh doanh. Mặc dù mỗi cách tiếpcận đưa ra những điểm thú vị về cách cảm nhận sự gắn kết của MNC vào nước sở tại, không có cách tiếpcận đơn lẻ nào có thể nắm bắt được sự phức tạp của khái niệm này. Điều này đòi hỏi phải có một khunglý thuyết đầy đủ hơn để có thể hiểu được thuật ngữ này. Vì những lý do trên, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đóng góp vào cuộc thảo luận về ―tínhnhúng‖ của công ty đa quốc gia vào nước sở tại thông qua việc rà soát và kết hợp các cách tiếp cận khácnhau và phát triển một khung lý thuyết tích hợp. Khung lý thuyết này sẽ được sử dụng để phân tích ―tínhnhúng‖ của Samsung vào Việt Nam. Mối quan hệ giữa Việt ...

Tài liệu có liên quan: