Danh mục tài liệu

Tinh thái bình

Số trang: 24      Loại file: doc      Dung lượng: 398.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tinh thái bình Tỉnh Thái Bình nằm ở phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, từ 20º17´ vĩ Bắc đến 20º49´ vĩ Bắc, từ 106º06´ kinh Đông đến 106°39´ kinh Đông, diện tích tự nhiên 1546 km²
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tinh thái bìnhTinh thái bìnhTỉnh Thái Bình nằm ở phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, từ 20º17´vĩ Bắc đến 20º49´ vĩ Bắc, từ 106º06´ kinh Đông đến 106°39´ kinh Đông, diệntích tự nhiên 1546 km² (năm 2003) Thái Bình là một miền quê sông nước, được bao bọc bởi ba dòng sông lớn:Phía tây và tây nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; Phía Bắc làsông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Hương; Phía đông là sông Hóa, giápThành phố Hải Phòng; Phía đông là biển cả mênh mông với trên 50 km bờ biểntrong vịnh Bắc Bộ. Cùng với ba con sông lớn bao quanh, được thông nguồn vớigần 70 km con sông lớn nhỏ, mảnh đất Thái Bình như một hòn đảo nổi và lạimột chiếc võng được đan bằng các dòng sông. Với vị trí đó, Thái Bình là một vùng đất phì nhiêu được phù sa hệ thốngsông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.Thủy vănTỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận mộtlượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đólà các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển Sông ngòi Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhậnmột lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sônglớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quátrình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ,người ta đã tạo ra hệ thốngsông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới8492km, mật độ bình quân từ 5-6km/km2. Hướng dòng chảy của các con sông đasố theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc Thái Bình còn chịuảnh hưởng của sông Thái Bình. Hệ Thống sông ngoài đê: Thái Bình được bao bọc và chia cắt bởi các con sông chính sau: Phía tây, tây nam và phía nam (đoạn ngã ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt) cósông Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là nguồn cung cấp nước và phù sa chính choThái Bình. Phía tây bắc là sông Luộc (một chỉ lưu của sông Hồng), đây là sông cungcấp nước cho các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà. Phía đông bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái Bình Sông Trà Lý (một chỉ lưu của sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng chảy rabiển, chia đôi Thái Bình thành hai khu: Khu bắc và khu nam Sông Diêm Hộ, chảy qua một phần huyện Đông Hưng và chia đôi huyệnThái Thụy (phần Thụy Anh, phần Thái Ninh cũ) và chảy ra biển thông qua c ốngTrà Linh Có thể nói Thái Bình như một vùng đất cù lao ba bề là song, một bề làbiển. Hệ thống sông trong đê: Ngoài hệ thống sông ngoài đê. Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi trong đêchằng chịt chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của ngườidân. Sau đây là một số sông nội bộ của tỉnh: Khu vực bắc Thái Bình: Sông Tiên Hưng: Vốn là con sông tự nhiên chạy uốn quanh các huyệnHưng Hà và Đông Hưng. Sông dài 51km, rộng 50-100m, tưới tiêu cho các vùngđất ven sông và là đường giao thông thủy quan trọng của vùng này. Sông Sa Lung: Sông đào, khởi công từ năm 1896 đến năm 1900 thì, dàikhoảng 40km, chảy qua các phủ huyện Hưng Nhân, Duyên Hà (nay là Hưng Hà)Tiên Hưng, Đông Quan (nay là huyện Đông Hưng), Thái Ninh nay là huy ện TháiThụy. Sông Quỳnh Côi: Còn gọi là sông Yên Lộng hay sông Bến Hiệp. Đây là consông đào xuyên qua một phần huyện Quỳnh Phụ, xuôi xuống Đông Hưng, cóchiều dài khoảng 15 km, bắt đầu từ cống Bến Hiệp nối với sông Tiên Hưng ở xãLiên Giang. Sông Đại Nẫm: Cũng là con sông chạy qua huyện Quỳnh Phụ, dài 16km,bắt nguồn từ cống Đại Nẫm nối với Diêm Hộ. Sông Diêm Hộ: Là con sông tiêu nước quan trọng nhất trong hệ thống thủynông ở khu vực bắc Thái Bình. Hầu hết các con sông nội đồng trong khu vực đềuđổ ra sông Diêm Hộ. Khi chưa có cống Trà Linh, sông Diêm Hộ trở thành consông trong đê với chức năng chính là tiêu úng cho các huyện phía bắc Thái Bình. Sông Thuyền Quan: Là con sông đào, nối với sông Tiên Hưng ở ranh giớixã Đông Giang - Đông Kính, với sông Sa Lung ở xã Đông Vinh, với sông Trà Lý ởranh giới xã Đông Lĩnh (Đông Hưng) - Thái Hà (Thái Thụy) dài 9km. Sông Hệ: Nối sông Hóa với sông Diêm Hộ, dài 12km, chạy qua mấy xãthuộc Quỳnh Phụ, Thái Bình. * Khu vực nam Thái Bình Sông Cự Lâm: Chảy từ sông Trà Lý ở xã Xuân Hòa qua các xã Hiệp Hòa,Song Lãng, Minh Lãng, Minh Quang, nối với sông Vĩnh Trà ở Thị trấn Vũ Thư,huyện Vũ Thư. Đoạn sông này dài 14km. Sông Búng: Chảy qua các xã Hiệp Hòa, Việt Hùng, Dũng Nghĩa, Tân Lập,nối sông Trà Lý với sông Hồng, dài khoảng 13km. Sông Bạch: Chảy từ cống Nạng (sông Trà Lý) ở ranh giới xã Tân hòa, PhúcThành uốn lượn qua Tân Phong, Tân Bình (Vũ Thư), phường Tiền Phong, xã PhúXuân, nối với sông Vĩnh Trà ở phường Phú Khánh Thành phố Thái Bình. Sông Kiến Giang: Là con sông đào gồm nhiều đoạn khác nhau. Dòng chínhnối từ sông Vĩnh Trà ở Thành phố Thái Bình, qua một số xã ở huyện Vũ Thư rồichảy qua huyện Kiến Xương, Tiền Hải, đổ vào Sông Lân, dài 30km. Đây là consông quan trọng cho việc tưới tiêu đồng ruộng phía nam Thái Bình và là đườngvận tải thủy quan trọng trong khu vực. Có thể nói, nó là xương sống của hệthống thủy lợi khu nam Thái Bình. Nó có hệ thống sông ngòi, mương máng nốivới sông Hồng, sông Trà Lý thông qua các cống. Hầu hết các con sông khác trongkhu vực đều có mối liên hệ với sông Kiến Giang, như sông Nguyệt lâm, DựcDương... Sông Kiến Giang là con sông tương đối đẹp, một nơi có đôi bờ là điểmquần tụ dân cư đông đúc, trù phú, làng mạc xanh tươi. Sông Nguyệt Lâm: Là sông đào đi từ cống Nguyệt Lâm, lấy nước từ sôngHồng (xã Vũ Bình, huyện Vũ Thư), nối với sông Kiến Giang ở xã Hòa Bình,huyện Kiến Xương chiều dài 13km. Sông Dực Dương: Cũng là sông đào đi từ cống Dực Dương, lấy nước sôngTrà Lý, tại vị trí xã Trà Giang, nối sông Kiến Giang ở xã Bình Minh huy ện KiếnXương dài 13km. Sông Hương: Nối sông Hồng với sông Kiến Giang, từ xã Bình Thanh huyệnKiến Xương đến đến xã Phương Công huyện Tiền Hải. Sông Lân: Trước kia là một nhánh của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: