Danh mục tài liệu

Tính triết học trong vườn cảnh Á Đông (qua vườn cảnh Huế)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.83 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sức hấp dẫn về cảnh quan của vườn truyền thống, có một đỉnh cao là các vườn cảnh hoàng gia. Hiện nay, hầu như tại Cố đô Huế, các vườn hoàng gia bị biến dạng rất nhiều. Nguyên tắc phục hồi vườn, trước tiên cần đảm bảo giá trị triết lý: về vẻ đẹp, thuật phong thủy, thuyết âm dương, thuyết ngũ hành... Muốn vậy, phải quan tâm tới đặc điểm triết lý chung về vườn của Á Đông (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...) để phân tích, so sánh với điều kiện Việt Nam để đưa ra những nguyên tắc tái dựng các vườn hoàng gia tại Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính triết học trong vườn cảnh Á Đông (qua vườn cảnh Huế)Hošng Th Hi Qu - Trn Minh c: T˝nh trit hc...TÍNH TRIẾT HỌC TRONG VƯỜN CẢNH Á ĐÔNG60(QUA VƯỜN CẢNH HUẾ)KTS. HOÀNG TH HI QU TS. TRN MINH CTÓM TẮTSức hấp dẫn về cảnh quan của vườn truyền thống, có một đỉnh cao là các vườn cảnh hoàng gia. Hiện nay,hầu như tại Cố đô Huế, các vườn hoàng gia bị biến dạng rất nhiều. Nguyên tắc phục hồi vườn, trước tiên cầnđảm bảo giá trị triết lý: về vẻ đẹp, thuật phong thủy, thuyết âm dương, thuyết ngũ hành... Muốn vậy, phải quantâm tới đặc điểm triết lý chung về vườn của Á Đông (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...) để phân tích, so sánhvới điều kiện Việt Nam để đưa ra những nguyên tắc tái dựng các vườn hoàng gia tại Huế.Từ khóa: vườn cảnh Á Đông; vườn Việt Nam; ý tượng; hình thái; khí; nước; âm dương; ngũ hành.ABSTRACTThe attractiveness of traditional bonsai gardens has its peak at royal gardens. Today, most royal bonsai gardens have been distorted in Huế city. The principle of restoration of the gardens should ensure the philosophyof beauty, geomancy, Yin - Yang, Five Elements etc. So it is considered the common philosophy of gardens in EastAsia countries such as China, Korea, Japan to analyse and compare with Vietnam’s context to restore these royalgardens in Huế.Key words: East Asian bonsai garden; Vietnam garden; concept; morphology; air; water; yin - yang;five elements.1. Đặt vấn đềVườn cổ xưa thường gắn với ngôi nhà ở hoặcnơi làm việc của con người. Ngoài ra, còn có thể lànhững lâm viên rộng lớn của hoàng gia, của quanlại hay nhà giàu. Do đó, vườn cũng là nơi thể hiện tưtưởng của chủ nhân (về thẩm mỹ, về tiện nghi). Nóimột cách khác, trong vườn có triết lý về cái đẹpphong cảnh và có chủ ý về quy tắc ứng xử với thiênnhiên. Trong quá trình đi tìm phương pháp phụchồi những vườn truyền thống của Việt Nam, khôngthể không xác định ý nghĩa của vườn cổ về mặt triếtlý của người Á Đông nói chung và người Việt Namnói riêng.2. Triết lý về cái đẹp trong vườn cảnh Á ĐôngTrước hết, vườn là nơi cần có phong cảnh đẹp.Triết lý về cảnh đẹp Á Đông có 2 nội dung về ýtượng và hình thái.Ý tượng có khi là thần sắc chung của vườn,chuyển tải ý nghĩa qua khí sắc, như “núi sáng, nướcđẹp”, có khi là khí thế trong hình tượng của cảnhquan, như cảm giác đọc bài thơ của Ức Trai tiên sinhkhi qua bến Thần Phù1:“Thần Phù qua đó lúc đêm khuya,Gió mát trăng thanh cảnh tuyệt kỳ.Măng ngọc nghìn đầu non dựng đứng,Rắn xanh một dải nước quanh đi.Giang sơn như cũ đâu hào kiệt,Trời đất vô tình lắm biến di.Hồ Việt mừng nay về một cõi,Biển khơi tăm ngạc bặt im lì...”.Qua cảnh gió mát trăng thanh và núi cao nướcuốn mà liên tưởng được thời hào hùng chống Minhphục quốc vừa mới qua (ý cảnh), thì chính là vẻ đẹpý tượng của cảnh quan đã sinh ra lời thơ vàng ngọccho cụ Ức Trai - Danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.Núi cao, nước uốn trong bài thơ cũng là một phầntất yếu trong hình thái phong cảnh.Trong vườn cảnh thì không gì gây cảm hứng,“tức cảnh sinh tình” bằng non bộ. Tự xưa đã cónhiều bài văn, lời thơ ca ngợi cảnh thiên nhiênthông qua “giả sơn” - non bộ2:“Suối xanh khói ba thu,Sóng sông ngân vạn kiếp.Mài giũa thành ngọc biếc,S 4 (53) - 2015 - Di sn vn hoŸ vt thMây xanh tạo sắc hình.Cuồng phong qua huyệt núi,Rêu phong phủ cửa hang.Ba đỉnh tuy hình nhỏ,Nhưng chỉ thua Hoa Sơn”.(Bài thơ “Vịnh núi giả” của Bạch Cư Dị).Hay:“Nhỏ nhoi bồn cảnh trước lan can,Lão thiền thanh hứng tựa suối rừng.Khí bừng sóng nước đầy Bột Hải,Thế bức núi non đá Không Đồng.Giống như khói ráng từ đất trống,Nhật nguyệt phân rõ ở hồ thiên.Người đừng ngạc nhiên vì vẻ hẹp,Vốn từng phóng khoáng tự thâm niên”.(Bài “Vi Bình Giang Uẩn Thượng Nhân phú ta tửcảnh” - Phú về cây cảnh nhỏ của Bình Giang UẩnThượng Nhân - Đinh Hạc Niên - đời Nguyên).Vẻ đẹp hình thái theo người Trung Quốc xưađược khái quát trong tám hình thức (8 chữ): hùng,kỳ, hiểm, tú, u, áo, khúc, khoáng.Hùng là thế mạnh mẽ như núi cao vươn thẳng,cây lớn trùng trùng, sông dài như dải lụa sáng, cảnhbốn phía mênh mông..., tạo được cảm giác áp đảocon người từ phía thiên nhiên, cũng tạo cho conngười tâm trạng sảng khoái khi lên tới tầm cao;Kỳ là hình tượng lạ khác thường, kiểu núi nằmnhư rồng cuộn, nước réo như ngựa hí, cổ thụ rêuphong cổ quái, cỏ hoa thơm..., khiến ta lạ lẫm nhưlạc vào tiên cảnh hay rừng nguyên sơ;Hiểm là sự cheo leo của cội cây trên sườn núidốc đứng, choáng váng khi bước chân ở mép vựcthẳm sâu, là thế chông chênh tưởng như sụp đổđến ngay của núi..., cảm nhận bất an nảy sinh tronglòng người;Tú là vẻ đẹp thanh thoát như ở chốn thần tiên,có được nhờ sự hài hòa của nắng, gió, nước, câyxanh, cỏ tươi, hoa thắm và không khí trong lành,con người sẽ lâng lâng như vào chốn Đào Nguyên,mải vui quên về;U là tối - những mảng tối cần thiết để nhấnmạnh vùng sáng và cũng để tạo ra sự cân bằng âmdương trong tổng thể..., có thể là dải đất giữa haidãy núi, là vùng cây cối rậm rạp. “U cảnh” luôn làchỗ kín đáo, yên lặng cho việc thư giãn, tĩnh tâm;Áo cũng là tối, nhưng tối sâu hơn, kín hơn, lặngim hơn và do đó có vẻ “thần bí” hơn. Trong vườncảnh đôi khi là những gian tối trong hang sâu,những đoạn hầm ít ánh sáng, hoặc cực tối để rồibừng sáng khi bước ra ngoài - một thủ pháp tạocảnh của vườn cổ;Khúc là quanh co, như “khúc kiều, khúc lang”;đường bộ quanh co sẽ mở ra cảnh mới bất ngờ,“khúc kính thâm u” đến vẻ đẹp của “u cảnh”; đườngnước quanh co để dẫn dắt “khí” qua vườn. Quanhco cũng để tạo cảm giác rộng hơn, dài hơn trongkhuôn viên nhỏ;Khoáng là thoáng đãng, khi lên cao có thể trảitầm mắt ra mênh mông, khi ở dưới vẫn có cảmnhận sự rộng rãi của thảm cỏ, khí trong nướcsạch, không có cảm giác ngột ngạt của nắng samạc, không thiếu vắng gió mát, đêm về trànngập ánh trăng...Vẻ đẹp hình thái luôn làm nảy sinh vẻ đẹp ýtượng, cho dù không phải viên lâm nào cũng có đủcác yếu tố trên; chỉ có vườn hoàng gia mới có điềukiện hội tụ tất cả. Hãy xem viên lâm của ...