Danh mục tài liệu

Tính tự trị của làng xã Việt Nam qua hương ước

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.72 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những buổi đầu hình thành, khi sự can thiệp của nhà nước phong kiến còn hạn chế, tính tự quản và tự trị của làng xã luôn được đề cao. Cùng với sự phát triển của làng xã Việt Nam và sự can thiệp ngày càng ráo riết của nhà nước phong kiến đối với làng xã, từ lệ làng bất thành văn đến thành văn, hương ước ra đời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính tự trị của làng xã Việt Nam qua hương ướcTính tự trị của làng xã Việt Nam qua hương ướcVũ Duy Mền1, Phan Đăng Thuận2Tóm tắt: Làng xã từ xa xưa vốn là nơi tụ cư của người nông dân Việt Nam. Trong những buổiđầu hình thành, khi sự can thiệp của nhà nước phong kiến còn hạn chế, tính tự quản và tự trị củalàng xã luôn được đề cao. Cùng với sự phát triển của làng xã Việt Nam và sự can thiệp ngày càngráo riết của nhà nước phong kiến đối với làng xã, từ lệ làng bất thành văn đến thành văn, hươngước ra đời. Hương ước quy định hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt Nam như: cáchthức tổ chức hoạt động của các thiết chế tổ chức xã hội trong làng xã; các hoạt động xã hội…Những quy ước đó vừa mang nét chung, vừa mang nét riêng của mỗi làng xã Việt Nam. Trong đó,tính tự trị của làng xã được biểu hiện đa dạng trên các mặt đời sống xã hội mà hương ước ghi lại.Từ khóa: Tính tự trị; làng xã; hương ước; Việt Nam.Abstract: In the early days since the formation of Vietnamese communes, or villages, when theintervention of the feudal state was still limited, self-management and autonomy were highlypositioned in the administrative units. Then, with the development of the units and the increasinglystronger intervention of the feudal state, birth was given to village customs, first unwritten, then inthe written form, and, afterwards, the village regulations. The documents regulated most of theaspects of the activities in the Vietnamese village, such as the organisation of social institutions,social activities… The regulations of different villages both share similarities and bear uniqueness,with autonomy demonstrated diversely in aspects of life, as recorded in them.Keywords: Autonomy; villages/communes; village regulations; Vietnam.2. Cơ sở hình thành tính tự trị121. Mở đầuLàng xã là một đơn vị hành chính củanhà nước phong kiến nhưng nó có tính độclập tương đối với chính quyền trung ương.Tính tự trị của làng xã Việt Nam được bắtnguồn từ những tàn dư của chế độ công xãnguyên thủy. Mỗi làng xã đều có khu vực,cơ sở kinh tế (ruộng đất) và có bộ máychính quyền riêng. Làng xã là một thiếtchế xã hội, có cơ cấu tổ chức phong phúnhưng chặt chẽ, có tính cộng đồng và tựtrị cao. Bởi vậy, làng xã Việt Nam giốngnhư một nhà nước thu nhỏ có chínhquyền, luật pháp riêng.66Làng xã nông thôn nước ta là một cộngđồng dân cư được hình thành từ xa xưacùng với quá trình tan rã của các công xãthị tộc và sự thay thế bởi công xã nông1Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Sử học, Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam. ĐT: 0982195149.Email: vuduymenhn@yahoo.com2Thạc sĩ, Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xãhội Việt Nam. ĐT: 0984269943.Email: thuanphanmac@gmail.com. Nghiên cứu nàyđược tài trợ bởi quỹ phát triển khoa học & côngnghệ quốc gia (Nafosted) trong đề tài “Hương ướctrong việc quản lý làng xã đồng bằng Bắc Bộ ViệtNam với hương trị của Đài Loan (Trung Quốc) cuốithế kỹ XIX nửa đầu thế kỷ XX”, mã số IV2.12013.05.Vũ Duy Mền, Phan Đăng Thuậnthôn. Mỗi làng xã có một số hộ gia đìnhsinh sống trong một khu vực nhất định. Bêncạnh tình làng nghĩa xóm, quan hệ huyếtthống vẫn được bảo tồn và củng cố để tạothành kết cấu vừa làng vừa họ mà ở đó cómột số dòng họ lớn nắm quyền chi phốinhững hoạt động của làng. Kết cấu làng họ là một đặc trưng của làng xã Việt Nam.Lúc này, toàn bộ ruộng đất cày cấy cùngvới rừng núi, sông ngòi, ao đầm trong phạmvi làng đều thuộc quyền sở hữu của làng.Ruộng đất của làng được phân chia cho cácgia đình thành viên sử dụng theo những tụclệ mang tính chất bình đẳng, dân chủ củacộng đồng làng, có thể là phân chia một lầnrồi có kết hợp điều chỉnh khi cần thiết. Đơnvị sản xuất chủ yếu trong làng là gia đìnhnhỏ. Ngoài những ruộng đất phân chia chocác thành viên cày cấy, làng có thể giữ mộtphần ruộng đất để sản xuất chung nhằm sửdụng hoa lợi thu hoạch vào những chi phícông cộng. Công việc khai hoang, làm thuỷlợi và các hình thức lao động công ích khácđều được tiến hành bằng lao động hiệp táccủa các thành viên trong làng.Làng Việt do là một loại hình của côngxã phương Đông, trong đó nông nghiệp gắnliền với thủ công nghiệp, làng xóm gắn liềnvới ruộng đất, nên mang tính ổn định cao.Làng Việt là một thành trì vững chắc đểchống mọi âm mưu đồng hóa của chínhquyền phương Bắc trong suốt hơn mộtnghìn năm Bắc thuộc.Sau khi đất nước giành được độc lập tựchủ, chính quyền trung ương từng bước canthiệp vào làng xã. Từ thế kỷ thứ X, KhúcHạo bắt đầu đặt chức xã quan, đánh dấu sựcan thiệp chính thức của nhà nước vào côngviệc của làng xã. Hình thức này được duytrì đến thế kỷ XV với những tên gọi khácnhau như: xã trưởng, xã tử hay xã tư.Tuy nhiên, từ thế kỷ X đến thế kỷ XV,các chức xã quan tồn tại gián đoạn và đôilúc bị xem nhẹ, không được coi trọng trongtổ chức bộ máy chính quyền. Thời TrầnThái Tông (1225 - 1258), xã quan được xếpvào hàng ngũ phẩm hoặc lục phẩm nhưngthời Lê Thánh Tông, xã quan đổi thành xãtrưởng và được t ...