Danh mục tài liệu

Tổ chức 'quan phương và phi quan phương' trong kết cấu xã hội làng xã truyền thống huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.57 KB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề đặt ra là trong kết cấu xã hội làng xã Việt Nam cổ truyền có sự tồn tại cả hai hệ thống hành chính nhà nước – tổ chức “quan phương” và hệ thống tự trị là lang xã – tổ chức “phi quan phương”. Hai hệ thống này cùng đồng thời tồn tại khiến cho chính quyền làng xã là dạng “chính quyền kép”, trở thành hiện tượng độc đáo ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới ít có. Các tổ chức này được phản ánh một cách rõ nét qua các bộ luật làng thành văn: hương ước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức “quan phương và phi quan phương” trong kết cấu xã hội làng xã truyền thống huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)Dương Văn Hợp và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ109(09): 73 - 78TỔ CHỨC “QUAN PHƯƠNG VÀ PHI QUAN PHƯƠNG” TRONG KẾT CẤUXÃ HỘI LÀNG XÃ TRUYỀN THỐNG HUYỆN PHỔ YÊN (THÁI NGUYÊN)Dương Văn Hợp*, Đỗ Hằng NgaTrường Đại Học Khoa Học – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTVấn đề đặt ra là trong kết cấu xã hội làng xã Việt Nam cổ truyền có sự tồn tại cả hai hệ thống hànhchính nhà nước – tổ chức “quan phương” và hệ thống tự trị làng xã – tổ chức “phi quan phương”.Hai hệ thống này cùng đồng thời tồn tại khiến cho chính quyền làng xã là dạng “chính quyền kép”,trở thành hiện tượng độc đáo ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới ít có. Các tổ chức này đượcphản ánh một cách rõ nét qua các bộ luật làng thành văn: hương ước.Từ khóa: “quan phương”, “phi quan phương”, “chính quyền kép”, làng xã, Phổ YênPhổ Yên là một huyện trung du, nằm ở phíaNam tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với nhiềuhuyện khác trong và ngoài tỉnh thuộc cả haivùng miền: đồng bằng và miền núi. Là vùngđất có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế,văn hóa – xã hội, từ lâu Phổ Yên được chínhquyền trung ương ở mỗi thời kỳ lịch sử quantâm và muốn đặt ảnh hưởng, kể cả chínhquyền ngoại xâm. Năm 1858, thực dân Phápxâm lược nước ta và chính thức đặt ách thốngtrị từ năm 1896 chúng đã biến nước ta thành“nửa thuộc địa nửa phong kiến” nghĩa là tồntại hai thế lực phong kiến và thực dân cùngnhau cai trị. Trong bối cảnh này, làng xã – nơitụ cư sinh sống của người nông dân Việt Nam– chịu sự thống trị nặng nề. Nhận thức đượcvai trò của làng xã Việt Nam trong quá trìnhcai trị, bóc lột, đồng thời cũng thấy được mốinguy hiểm từ tính tự trị của làng xã Việt Nam,có thể là “pháo đài” chống lại chúng, ngaybuổi đầu đặt ách cai trị thực dân Pháp đã chúý tới việc quản lý làng xã.*Biện pháp đưa ra lànắm lấy làng xã thông qua các địa chủ phongkiến và Hội đồng kì mục, biến họ thành taysai phục vụ cho chính sách khai thác thuộcđịa của chúng “Một tổ chức phức tạp như thế,dễ bảo như thế một tổ chức mà trong đókhông bao giờ thấy có một viên kì mục nàohành động đơn độc cả, một tổ chức đã tồn tạitheo truyền thống từ rất xa xưa, tổ chức đóchúng ta không nên đụng chạm tới, kẻo làmdân chúng bất bình, xứ sở rối loạn”[1, 62].*Tel: 01698330718; Email: conduongdachon90@gmail.comĐến những năm 20 của thế kỷ XX, thực dânPháp đã tiến hành cải tổ lại tổ chức xã thôn cổtruyền với hi vọng tận dụng và khai thácnhững phương thức tổ chức và quản lý nôngthôn truyền thống của người Việt để dần dầnđưa những người nông dân Việt Nam trungthành với chế độ bảo hộ, vào nắm các chức vụquan trọng hướng hoạt động của bộ máy nàylàm việc phục vụ đắc lực cho chính sách đôhộ của Pháp, “cuộc cải lương hương chínhbắt đầu tiến hành ở Nam kì vào năm 1904 vàchỉ trong khoảng 40 năm đầu thế kỉ XX chúngđã 7 lần vừa triển khai vừa điều chỉnh ở khắpNam, Bắc và Trung kì”[1, 62]. Trong cuộc cảilương hương chính này thực dân Pháp đãkhôn khéo tận dụng hương ước của làng xãViệt Nam để đưa luật pháp của Nhà nước bảohộ vào lệ làng –“lệ làng hóa phép nước”.Làng xã Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉXX, có nhiều chuyển biến sâu sắc về xã hộivà kết cấu xã hội phức tạp trong đó có bộ máyđứng đầu làng xã. Với sự xuất hiện của các tổchức như: Hội đồng kì mục, Hội đồng tộcbiểu, Hộ lại, Chưởng bạ… dưới sự quản lýcủa chính quyền thực dân, bên cạnh những tổchức truyền thống như Hội đồng lý dịch, Hộitư văn… làm bộ máy quản lý làng xã trở nêncồng kềnh hơn.Hương ước cải lương huyện Phổ Yên hiệnnay còn lại khá nhiều, các bản hương ước chủyếu được lập vào những năm 30, 40 của thếkỷ XX. Chịu ảnh hưởng của chính sách “cảilương hương chính” mà thực dân Pháp thựchiện ở các làng xã trong cả nước, các bản73Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnDương Văn Hợp và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆhương ước cải lương huyện Phổ Yên trên đạithể về cấu trúc là giống nhau, được chia ralàm 2 phần chính là phần chính trị và phần tụclệ. Trong đó tập trung chủ yếu vào các nộidung như Hội đồng kì mục, Hội đồng lý dịch,lệ bầu cử, việc thu thuế, tế tự, canh phòngtrong làng và ngoài đồng, việc sưu thuế, nộpcheo và việc vệ sinh, khuyến nông. Đây lànguồn tư liệu phong phú có giá trị trong quátrình nghiên cứu, tìm hiểu về làng xã cácvùng miền trước năm 1945.Ở nước ta trước năm 1945, “đối với Nhànước thì làng xã là một đơn vị về việc công,Nhà nước chỉ biết toàn xã chứ không biếttừng người”[2], vì vậy các việc như sưu thuếNhà nước bổ cho mỗi làng một số nhất định,rồi làng lo phân bổ cho dân theo cách nàocũng được miễn là thu đủ và nộp vào kho choNhà nước. Hương ước làng Đông Cao tổngTiểu Lễ mục việc sưu thuế có quy định rõ “Lýtrưởng tiếp phát chỉ bài về thì hội tề kỳ dịchlại công Đình quân bổ rồi làm thành biên bảnđệ trình quan xét phê giao, về thì giao cho xãdịch các thôn hành thu trong 20 ngày giao đủ ...