Danh mục tài liệu

Tổ chức và quản lý bệnh viện

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.53 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học "Tổ chức và quản lý bệnh viện" cung cấp kiến thức về hệ thống và mô hình tổ chức quản lý bệnh viện, giúp hiểu rõ cơ cấu hoạt động của các cơ sở y tế. Nội dung bài học trình bày chi tiết chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện ở các tuyến, từ trung ương đến địa phương. Đồng thời, bài học giúp người học giải thích được những chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh và quản lý bệnh viện. Qua đó, người học có thể nắm vững nguyên tắc tổ chức và vận hành bệnh viện một cách hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức và quản lý bệnh viện TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIỆNMỤC TIÊU 1. Mô tả được hệ thống và mô hình tổ chức quản lý bệnh viện 2. Trình bày được các chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện các tuyến. 3. Giải thích được một số chức năng, nhiệm vụ chính của bệnh viện.NỘI DUNG1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN1.1. Định nghĩa bệnh viện Bệnh viện là cơ sở trong khu vục dân cư gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ cótrình độ kỹ thuật được tổ chức thành các khoa, phòng với trang thiết bị và cơ sở hạ tầngthích hợp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cung cấp các dịch vụ y tế cho ngườibệnh. Theo tổ chức Y tế Thế giới Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổchức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân, cảphòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môitrường cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học. Khái niệm về quản lý bệnh viện có thể áp dụng khái niệm chung vào lĩnh vựcnày như sau: là việc làm cho bệnh viện thực hiện đúng và tốt các chức năng, nhiệm vụđã được Bộ Y tế xác định.1.2. Tổ chức hệ thống bệnh viện Bệnh viện được phân ra thành tuyến như sau: - Ở tuyến Trung ương: Quản lý về hành chính nhà nước, có Vụ Điều trị - Bộ ytế. Ngoài ra, quản lý về chuyên môn có các Viện đa khoa và chuyên khoa đầu ngành. - Ở tuyến tỉnh: Quản lý về hành chính nhà nước, có UBND tỉnh, Sở Y tế. Quảnlý về mặt chuyên môn, có các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa. - Tuyến huyện: Quản lý hành chính nhà nước có UBND huyện. Thực hiện vàquản lý về chuyên môn có phòng y tế và phòng khám đa khoa. - Tuyến xã: Có trạm y tế xã. Ngoài ra còn có các bệnh viện thuộc các ngành…1.3. Phân loại bệnh viện Theo Thông tư 13/BYT - TT ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Bộ Y tế hướng dẫnviệc phân loại bệnh viện, viện có giường bệnh, căn cứ vào: - Vị trí, chức năng, nhiệm vụ. - Chất lượng chẩn đoán điều trị và chăm sóc. - Quy mô và công suất sử dụng giường bệnh. - Trình độ chuyên môn của công chức, viên chức. Hiện nay, Bộ Y tế đang sửa đổi phân loại bệnh viện thành 3 hạng: - Bệnh viện hạng I: Là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế, một sốbệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ kỹ thuật 194cao, năng lực quản lý tốt, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu và hạ tầng cơ sởphù hợp. - Bệnh viện hạng II: Là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, một số bệnh viện ngành có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản, cótrang thiết bị thích hợp, đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III. - Bệnh viện hạng III: Là một bộ phận của tuyến y tế huyện, thị, một số bệnh việnngành làm nhiệm vụ cấp cứu khám chữa bệnh thông thường, gắn với y tế xã phường,công, nông, lâm trường, xí nghiệp, trường học để làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ banđầu (CSSKBĐ).2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỆNH VIỆN2.1. Mô hình tổ chức Từ chỗ chỉ là một cơ sở từ thiện để chữa bệnh truyền nhiễm, sau hơn một thế kỷ,bệnh viện đã phát triển nhanh chóng với nhiều chuyên khoa kỹ thuật cao, chữa đượcnhiều bệnh hiểm nghèo hơn, hoạt động phong phú với một dây chuyền phức hợp và mộttổ chức linh động hơn trước nhiều. Do đó, mô hình tổ chức quản lý bệnh viện đã biếnđổi với nhiều phòng nghiệp vụ quản lý, nhiều khoa cận lâm sàng và lâm sàng ngày cànghoàn thiện cùng với việc thành lập các hội đồng tư vấn, giúp giám đốc điều hành hoạtđộng của bệnh viện đạt mục tiêu: công bằng - chất lượng - hiệu quả - giá thành hạ. Đây là mô hình tổ chức bệnh viện đa khoa trung ương và tuyến tỉnh, thành phố(bệnh viện hạng I, II). Đối với bệnh viện chuyên khoa hạng I, II có các phòng như bệnhviện đa khoa, nhưng sẽ có tác dụng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình. Đối với bệnh viện đa khoa hạng III sẽ có số phòng ít hơn, do phải gộp các phònglại như; hành chính quản trị vật tư TTBYT: Tổ chức, kế toán tổng hợp, chỉ đạo tuyến,KTTC, Y tá - Điều dưỡng. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA Giám đốc Hội đồng tư vấn KHKT, thuộc khen thưởng/kỷ luật Khoa lâm Sàng Khoa Phòng Cận lâm sàng NghiệpVụ2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng trong công tác quản lý2.2.1. Phòng kế hoạch tổng hợp (KHTH) 195 Phòng KHTH của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp củagiám đốc bệnh viện, có trách nhiệm đảm bảo việc điều hoà kế hoạch hoạt động của cácđơn vị, đôn đốc việc thực hiện các quy chế chuyên môn toàn bệnh viện, phòng KHTHcó nhiệm vụ: - Căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạchthực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện. - Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch, chếđộ chuyên môn và quy chế công tác của bệnh viện, để báo cáo giám đốc xem xét, chỉđạo. - Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức của bệnh viện và cánbộ tuyến trước gửi đến. Phối hợp với các trường để tổ chức đào tạo và thực tập cho họcsinh, sinh viên - Tổ chức đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoahọc trong toàn bệnh viện. - Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện.Giữa bệnh viện với cơ quan có liên quan, nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữabệnh của bệnh viện. - Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến để chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuậtcho tuyến trước. - Tổ chức thực hi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: