
Tờ trình số 3559/TTr-BNN-TCLN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tờ trình số 3559/TTr-BNN-TCLN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- ---------------- Số: 3559/TTr-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2012 TỜ TRÌNHVỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG PHIÊN ĐÀM PHÁN LẦN THỨ 3 HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN Kính gửi: Thủ tướng Chính phủThực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản 8152/VPCP-QHQT ngày10/11/2012 về chủ trương đàm phán với Liên minh Châu Âu (EU) Hiệp định Đối tác Tựnguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (tên tiếng Anh làVoluntary Partnership Agreement on Forest Law Enforcement, Govenance and Trade,viết tắt là VPA/FLEGT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì phối hợp vớicác Bộ ngành liên quan và Hiệp hội gỗ lâm sản Việt Nam tiến hành các phiên đàm phánvới EU về nội dung Hiệp định VPA/FLEGT.Hiệp định VPA/FLEGT là hiệp định thương mại giữa EU và chính phủ của các quốc giađối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào EU nhằm tăng cường thực thi luật pháp để kiểmsoát nguồn gốc gỗ. Hiện nay có 6 quốc gia đã kết thúc đàm phán VPA/FLEGT với EU.Từ tháng 11/2010 đến nay việt Nam đã tiến hành 2 phiên đàm phán cấp cao, 6 cuộc họpcấp chuyên viên và 12 cuộc họp trực tuyến với EU. Phiên đàm phán lần thứ 3 dự kiến tổchức tại Brussels, Bỉ trong 5 ngày từ 12 - 16/11/2012. Đây là phiên đàm phán quan trọngvì hai bên sẽ thống nhất nội dung về định nghĩa gỗ hợp pháp của Việt Nam, cơ chế xácminh và cấp phép FLEGT cho các lô hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU. BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc chuẩn bịphiên đàm phán lần thứ 3 về Hiệp định VPA/FLEGT với EU như sau:1. Nội dung hiệp địnhHiệp định VPA/FLEGT bao gồm: phần Hiệp định và 9 phụ lục kỹ thuật. Hai bên đã nhấttrí đàm phán các phụ lục kỹ thuật trước, dự thảo Hiệp định sẽ tiếp tục hoàn thiện cùng vớikết quả đàm phán thống nhất các phụ lục kỹ thuật.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi dự thảo Hiệp định (tiếng Anh và tiếngViệt) tới Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên vàMôi trường và Hiệp hội gỗ lâm sản Việt Nam để lấy ý kiến về 3 vấn đề chủ yếu:- Về căn cứ pháp lý chung: Các Bộ đều nhất trí là hai bên nên sử dụng Hiệp định khungvề đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ký27/6/2012 làm căn cứ pháp lý chung.- Về thời hạn hiệp định: Phía EU đề xuất là 10 năm sau đó điều chỉnh kéo dài, phía BộCông thương có ý kiến là nên 5 năm vì Việt Nam chưa lường hết các khó khăn khi thựchiện hiệp định VPA/FLEGT.- Về Điều khoản bổ sung, sửa đổi: Các Bộ đề nghị nên đưa thêm phần giải thích từ ngữvào phần lời văn của hiệp định, bổ sung thêm ngôn ngữ tiếng Việt bên cạnh tiếng Anh vàngôn ngữ của các nước thành viên EU; thay đổi một số nội dung về điều khoản đền bù,giải quyết tranh chấp, trọng tài, cơ quan giám sát độc lập cho phù hợp với điều kiện củata.2. Một số vấn đề xin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủPhiên đàm phán thứ 3 hai bên sẽ tập trung vào một số nội dung còn chưa thống nhất từphụ lục 1 đến phụ lục 5 và thảo luận về dự thảo Hiệp định, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung hiện nay cònchưa thống nhất giữa EU và ta như sau:a) Về danh mục các sản phẩm thuộc cơ chế cấp phép FLEGT của Việt Nam: Danhmục hàng hóa đưa vào Hiệp định VPA để Việt Nam cấp phép FLEGT và được hưởngquy chế miễn trừ trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ hợp pháp gồm các mặt hàng gỗ, đồgỗ mà Việt Nam đã, đang và có tiềm năng xuất khẩu vào EU được mô tả theo ‘Hệ thốnghài hòa mô tả và mã số hàng hóa’ của Tổ chức Hải quan thế giới (gọi tắt là Danh mụcHS) với 6 chữ số. Việt Nam đề nghị đưa vào danh mục tất cả các mặt hàng liên quan đếngỗ thuộc chương 44 ngoại trừ gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên và đồ gỗ thuộc chương 94của Danh mục HS. Riêng giấy các loại, bột giấy (thuộc chương 47 của Danh mục HS),Tổng công ty giấy đề nghị ta chưa đưa vào danh mục do hiện nay và 5 năm sau Việt Namchưa có khả năng xuất khẩu bột giấy và giấy các loại vào thị trường EU. Với quan điểmtrên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị vẫn giữ giấy, bột giấy trong danhmục hàng hóa VPA.b) Về định nghĩa gỗ hợp pháp của Việt Nam: hai bên đồng ý về 7 nguyên tắc và 58 tiêuchí quy định về gỗ, sản phẩm gỗ hợp pháp của Việt Nam theo quy định của pháp luậtViệt Nam. Phía EU đề nghị ta bổ sung định nghĩa gỗ hợp pháp một số quy định sau:- Về kiểm soát gỗ nhập khẩu: phía EU đề nghị Việt Nam phải có biện pháp giảm thiểu rủiro tránh việc nhập khẩu gỗ (gỗ lậu) không có nguồn gốc hợp pháp đặc biệt là từ Lào.Quan điểm của ta là: Việt Nam hiện nay đang nhập khẩu gỗ từ nhiều nước trên thế giớiphục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu, một số tổ chức phi chính phủ quốc tế thường xuyênđưa ra cáo buộc một số công ty của ta buôn lậu gỗ từ Lào và Cămpuchia. Trong quá trìnhđàm phán ta luôn khẳng định chúng ta đang thiếu nguyên liệu gỗ vẫn cần nhập khẩu gỗ.Việt Nam đảm bảo nhập khẩu gỗ có đủ hồ sơ hợp pháp theo quy định của nước xuất khẩugỗ và không can thiệp vào nội bộ của nước xuất khẩu trong việc truy suất nguồn gốc gỗ.- Đảm bảo quyền sử dụng đất hợp pháp: Phía EU đề nghị quy định giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất (sổ đỏ) của các chủ rừng là một tiêu chí bắt buộc trong định nghĩa gỗhợp pháp của Việt Nam. Quan điểm của ta là: hiện nay ở Việt Nam không phải chủ rừngnào cũng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà họ có thể có các loại giấy tờ giao đấtkhác nhau như quyết định giao đất của UBND các cấp, thậm chí nhiều hộ, cộng đồngđang trồng rừng, quản lý rừng theo truyền thống. Nếu ta chấp nhận điều kiện này thì gỗcủa các chủ rừng khô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ KỸ THUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHAI THÁCTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 728 0 0 -
10 trang 315 0 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 294 0 0 -
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 273 7 0 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 207 0 0 -
Giải pháp xây dựng TCVN và QCVN về xe điện hài hòa với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế
2 trang 151 0 0 -
130 trang 149 0 0
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Giới thiệu học phần (Năm 2022)
8 trang 145 0 0 -
Tiểu luận: Tính toán thiết kế mô hình Biogas
16 trang 130 0 0 -
22 trang 129 0 0
-
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 122 0 0 -
80 trang 122 0 0
-
166 trang 119 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của Fast Fashion đến môi trường của doanh nghiệp SHEIN
7 trang 114 2 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
118 trang 106 0 0 -
Luận văn: Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn
100 trang 102 0 0 -
108 trang 97 0 0
-
64 trang 88 0 0
-
Tiểu luận 'Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp'
30 trang 87 0 0 -
131 trang 86 1 0