Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm biến dạng, trường ứng suất kiến tạo hiện đại và mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất khu vực Biển Đông Việt Nam và các vùng lân cận

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 573.33 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Đặc điểm biến dạng, trường ứng suất kiến tạo hiện đại và mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất khu vực Biển Đông Việt Nam và các vùng lân cận" với mục tiêu nghiên cứu để làm sáng tỏ đặc điểm biến dạng và trường ứng suất kiến tạo hiện đại khu vực Biển Đông Việt Nam và đánh giá nguy cơ động đất-sóng thần các đới sinh chấn KV nội mảng thuộc Biển Đông từ góc độ biến dạng-ứng suất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm biến dạng, trường ứng suất kiến tạo hiện đại và mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất khu vực Biển Đông Việt Nam và các vùng lân cậnVIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAMVIỆN ĐỊA CHẤT----------- -----------Nguyễn Văn HướngĐẶC ĐIỂM BIẾN DẠNG, TRƯỜNG ỨNG SUẤTKIẾN TẠO HIỆN ĐẠI VÀ MỐI QUAN HỆ CỦACHÚNG VỚI CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT KHU VỰCBIỂN ĐÔNG VIỆT NAM VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬNChuyên ngành: Địa Kiến tạoMã số: 62.44.55.05TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨHµ Néi - 2012Công trình được hoàn thành tại Viện Địa chất - Viện Khoa học vàCông nghệ Việt Nam.Người hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. Phan Trọng TrịnhViện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam2. PGS.TS. Nguyễn Trọng TínViện Dầu khí Việt Nam – Tập đoàn Dầu khí QGVNPhản biện 1: GS.TS. Bùi Công QuếViện Vật lý Địa cầu – Viện KH & CN Việt Nam………………………………………………………Phản biện 2: PGS.TS. Tạ Trọng ThắngĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN………………………………………………………Phản biện 3: TS. Vũ Văn ChinhViện Địa chất - Viện KH & CN Việt Nam………………………………………………………Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp viện họptại Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam vàohồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 2012.Có thể tìm hiểu luận án tại:-Thư viện Quốc gia Việt Nam,-Thư viện Viện Địa chất.MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận ánSau khi xảy ra động đất–sóng thần (ĐĐ-ST) Sumatra năm 2004,nhiều câu hỏi đặt ra về nguy cơ ĐĐ-ST ở vùng biển VN. Thực tiễnđòi hỏi phải đánh giá các vùng nguồn ĐĐ-ST trên Biển Đông phụcvụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xây dựng các công trình quantrọng ở ven biển.Trong các công bố về biến dạng vỏ trái đất ở Đông Nam Á từ sốliệu GPS, KV Biển Đông là vùng trống số liệu. Các nghiên cứu vềtrường ứng suất kiến tạo hiện đại mới dừng lại ở phương nén ngangcực đại và độ lớn ứng suất tương đối. Tai biến địa chất mới đượcđánh giá riêng rẽ, phần lớn dựa trên biến dạng đứt gãy hiện đại.Việc liên kết yếu tố biến dạng với ứng suất kiến tạo hiện đại vàđánh giá mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất KVBĐVNvà các vùng lân cận là vấn đề rất cấp thiết, có ý nghĩa khoa học vàthực tiễn. Các vấn đề nêu trên là lý do để Nghiên cứu sinh chọn đềtài: “Đặc điểm biến dạng, trường ứng suất kiến tạo hiện đại vàmối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất khu vực BiểnĐông Việt Nam và các vùng lân cận”.2. Mục tiêu của luận án: Làm sáng tỏ đặc điểm biến dạng và trườngứng suất kiến tạo hiện đại KVBĐVN và đánh giá nguy cơ ĐĐ-STcác đới sinh chấn KV nội mảng thuộc Biển Đông từ góc độ biếndạng-ứng suất.3. Nhiệm vụ của luận án: (1) Xác định đặc điểm biến dạng kiến tạohiện đại trên Biển Đông và lân cận theo vận tốc chuyển dịch GPS;(2) Xác định Trường ứng suất kiến tạo hiện đại trên Biển Đông vàlân cận theo tài liệu địa chất-địa vật lý; (3) Phân tích nguy cơ ĐĐ-ST1dựa trên các đặc trưng của trường biến dạng - ứng suất đối với cácđới sinh chấn nội mảng.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu: các đặc trưng địa chấn, trầm tích và trườngvận tốc chuyển dịch trong giai đoạn hiện tại của lớp vỏ trái đất.Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: trong thời gian lịch sử cócon người (hiện tại). Phạm vi không gian: từ 0 đến 26oB và 100 đến126oĐ. KVNC trọng tâm là từ 0 đến 25 oB và 105 đến 118 oĐ.5. Những điểm mới:- Biến dạng Kiến tạo hiện đại KV BĐVN xác định theo số liệuGPS có vận tốc nhỏ hơn 10 nano-strain/năm, nằm trong khoảngtrung gian giữa giá trị biến dạng đặc trưng cho các KV hoạt động vềmặt kiến tạo và KV lục địa ổn định. Vận tốc biến dạng chứng tỏKVNC có biểu hiện hoạt động kiến tạo trong giai đoạn hiên tạinhưng ở mức độ yếu.- Đặc điểm biến dạng và Trường ứng suất kiến tạo hiện đại KVBĐVN tuân theo chế độ trượt bằng và tách giãn, chủ yếu thuận lợicho hoạt động đứt gãy trượt bằng và đứt gãy thuận.- Với việc phát hiện xu thế biến dạng tách giãn chủ đạo ở phía namBiển Đông có thể suy diễn: không tồn tại hoạt động hút chìm ở tâybắc đảo Palawan-Borneo trong giai đoạn hiện tại.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Ý nghĩa khoa học: làm sáng tỏđặc điểm biến dạng-ứng suất KT hiện đại và sự khống chế của chúngđối với hoạt động đứt gãy hiện đại trong KV BĐVN.Ý nghĩa thực tiễn: ứng dụng trong công tác định hướng giếng khoanthăm dò dầu khí nhằm tránh các sự cố gặp phải, thiết kế công trình ởven biển; đánh giá chu kỳ lặp lại của các trận động đất mạnh, nhậndạng các KV có nguy cơ động đất cao.27. Cơ sở tài liệu: Luận án được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tài liệucủa chính bản thân Ncs thu thập tại Viện Địa Chất và các đơn vị khácnhau thuộc Tập đoàn Dầu khí QGVN, thực hiện trong quá trình thamgia 2 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp nhà nước từ 2006 đến nay.8. Cấu trúc của luận án: luận án gồm 5 chương, được trình bàytrong 108 trang đánh máy, gồm 11 bảng và 33 hình vẽ minh họa.Chương 1 mô tả bối cảnh địa chất-kiến tạo trong Kainozoi vàhoạt động kiến tạo trẻ trên KV BĐ. Phần sau của Chương 1 giớithiệu lịch sử nghiên cứu biến dạng, Trường ứng suất kiến tạo hiệnđại và tai biến địa chất.Chương 2 trình bày về “Phương pháp luận và phương phápnghiên cứu”. Trong đó mô tả chi tiết các PP sử dụng để xác định vậntốc biến dạng và ứng suấtKiến tạo hiện đại.Chương 3 thể hiện kết quả nghiên cứu về vận tốc biến dạng KVBiển Đông xác định từ số liệu chuyển dịch GPS. Kết hợp số liệuchuyển dịch GPS khai thác được trong khu vực, sử dụng phần mềmQOCA, đã xác định được vận tốc biến dạng với độ chi tiết cao.Chương 4 trình bày về phương ứng suất ngang cực đại và độ lớncủa ba thành phần ứng suất trong các bể trầm tích lớn trên thềm lụcđịa VN được xác định chủ yếu từ tài liệu giếng khoan dầu khí.Trong Chương 5, các kết quả xác định vận tốc biến dạng trongChương 3 và ứng suất kiến tạo hiện đại trong Chương 4 được so sánhnhằm chứng minh sự phù hợp ứng suất-biến dạng. Vận tốc biến dạngvà ứng suất được sử dụng để đánh giá một số tham số có ý nghĩa vậtlý đối với đánh giá động đất, đó là vận t ...

Tài liệu có liên quan: