Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 281      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án " " được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay là rất cần thiết, khách quan, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đề ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯU VĂN BA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2023 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Thú y là một trong lĩnh vực khá đặc thù trong ngành nông nghiệp. Thú y là phân ngành y học về chẩn đoán, phòng chống, chữa trị bệnh tật, rối loạn, thương tật của các động vật không phải người. Phạm vi của thú y rất rộng, bao gồm tất cả các loài động vật, cả đã thuần chủng hoặc hoang dã. Ở Việt Nam, thú y đã và đang có những đóng góp rất quan trọng, thiết thực đối với sự phát triển của quốc gia, đặc biệt bảo vệ đàn vật nuôi trước các loại dịch bệnh nguy hiểm trong hoàn cảnh có trên 70% các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người có nguồn gốc từ động [75]; đảm bảo an toàn dịch bệnh, tạo điều kiện thuật lợi cho chăn nuôi tăng trưởng, không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước; hằng năm các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu đạt kim ngạch hàng tỷ USD, tạo dựng uy tín cho sản phẩm động vật của Việt Nam tại nhiều thị trường các nước; chủ động sản xuất được hầu hết các loại thuốc thú y, chủng loại vắc xin, thuốc thú y, đáp ứng nhu cầu trong nước, hằng năm xuất khẩu sang các quốc gia và thu về hằng trăm triệu USD; hợp tác quốc tế về thú y được tăng cường, có nhiều đóng góp tích cực cho khu vực và quốc tế trong kiểm soát bệnh truyền lây qua biên giới, giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh, được các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới và ở khu vực ủng hộ cả về kinh phí, kỹ thuật, cũng như đánh giá cao vai trò và vị thế của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thú y Việt Nam; thú y đóng vai trò thông qua các nhiệm vụ quản lý bệnh truyền nhiễm phát sinh, bệnh lây truyền giữa người và động vật ảnh hưởng đến sức khỏe con người; quản lý dịch bệnh trong buôn bán động vật, sản phẩm động vật trong nước và quốc tế; phát triển chăn nuôi, phát triển nông thôn và giảm đói nghèo; bảo đảm nguồn dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái. Thành phố Hà Nội có một vị trí đặc biệt, là trung tâm kinh tế, trung tâm chính trị và xã hội của cả nước. Mặc dù Thành phố Hà Nội là đô thị đặc biệt, song ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng. Thành phố có 30 quận, huyện, thị xã, trong đó vẫn còn 17 huyện, 1 thị xã và 6 quận vẫn giữ sản xuất nông nghiệp, diện tích khoảng 58%, dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 50%. Thành phố Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao khoảng 60%; lượng tiêu thụ thịt động vật sản phẩm động vật của nhân dân thủ đô với số lượng lớn, trung bình mỗi ngày Thành phố Hà Nội tiêu thụ khoảng 800 đến 1000 tấn thịt gia súc, gia cầm các loại. Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm rất lớn so với cả nước, chăn nuôi phát triển. Thời gian qua, UBND Thành phố Hà Nội rất quan tâm đến công tác phát triển và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có công tác thú y. Thực tế cho thấy, hoạt động thú y trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có thay đổi nhưng còn chậm. Cụ thể một số hoạt động thú y như hoạt động giết mổ nhỏ lẻ kiểm soát rất thấp; việc vận chuyển sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh trên đường phố chưa thay đổi nhiều; việc kinh doanh động vật và sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh ATTP vẫn diễn ra. Động vật và sản phẩm động vật bán tại các chợ dân sinh, chợ cóc chợ tạm, đường phố không theo quy định vẫn hoạt động. Các sản phẩm động vật nhập lậu không rõ nguồn gốc được tiêu thụ trên địa bàn Thành phố vẫn xảy ra. Quản lý động vật trong đó có việc chó thả rông, không rọ mõm, chưa thực hiện triệt để. Việc buôn bán, sử dụng 1 thuốc thú y dẫn đến tồn dư và kháng kháng sinh diễn ra ngày càng nhiều, do sự hiểu biết người chăn nuôi. Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động thú y đáng khích lệ, quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Việc xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thú y thực hiện còn chậm, chưa triển khai triệt để; công tác tuyên truyền để triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch chưa thực sự hiệu quả, tổ chức bộ máy vẫn còn gặp khó khăn bất cập, nguồn lực tài chính còn gặp nhiều khó khăn, công tác thanh tra kiểm tra và phối hợp triển khai còn chưa đạt như mong muốn; việc ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về thú y hầu như chưa được thực hiện. Do vậy, cần có những giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn Thành phố. Vấn đề quản lý nhà nước về thú y nói chung, cũng như quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng mặc dù đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh nhất định, nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cấp độ luận án tiến sĩ quản lý nhà nước về thú y ở phương diện quản lý công. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu để bổ sung hoàn thiện cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay là rất cần thiết, khách quan, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đề ra. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu luận án là nhằm cung cấp những luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn để hoàn thiện quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về thú y. - Hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về thú y. - Phân tích, đánh giá thực trạng và quản lý nhà nước về thú y trên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: