
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 505.58 KB
Lượt xem: 102
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Đặc điểm lời chúc của người Việt" là nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt, xây dựng các mô hình chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc trong các bối cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với các đặc trưng văn hóa của người Việt… Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tìm hiểu về nghi thức giao tiếp nói chung, các nghi thức giao tiếp trong tiếng Việt nói riêng; góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của giao tiếp ngôn ngữ, trong đó có giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Lã Xuân Thắng ĐẶC ĐIỂM LỜI CHÚC CỦA NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, 2023 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Văn Khang 2. PGS.TS. Đặng Hảo Tâm Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Hồng Hạnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Phản biện 3: TS. Phạm Văn Lam – Viện Ngôn ngữ học. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lời chúc rất thân thuộc, gắn với hoạt động giao tiếp và nhiều lễ nghi văn hóa của người Việt. Lời chúc của người Việt gắn với người sử dụng và cộng đồng ngôn từ (community of speech) của người sử dụng. Đặt lời chúc của người Việt trong một bối cảnh xã hội để xem xét tác động của những nhân tố văn hóa - xã hội là hướng nghiên cứu về giúp nhận diện và nắm bắt được sự vận động của ngôn ngữ, đồng thời thấy được sự liên quan mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc trong lịch sử phát triển trên con đường hòa nhập cùng thế giới. Hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu ở về lời chúc là chưa nhiều và chưa có công trình nào nghiên cứu lời chúc theo đường hướng ngôn ngữ học xã hội, nghiên cứu lời chúc trong quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội, xem xét lời chúc dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn,... của người chúc. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Đặc điểm lời chúc của người Việt” làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt, xây dựng các mô hình chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc trong các bối cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với các đặc trưng văn hóa của người Việt… Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tìm hiểu về nghi thức giao tiếp nói chung, các nghi thức giao tiếp trong tiếng Việt nói riêng; góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của giao tiếp ngôn ngữ, trong đó có giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về lời chúc ở trong, ngoài nước và xây dựng cơ sở lí thuyết cho luận án; 2) Nghiên cứu, khảo 2 sát đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt; 3) Miêu tả các mô hình lời chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc; 4) Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của của lời chúc của người Việt dưới tác động của một số nhân tố xã hội như: tuổi, giới, nghề nghiệp, tôn giáo, thời đại. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án này là lời chúc của người Việt trong các hoạt động giao tiếp. Luận án này chỉ tập trung vào lời chúc bằng ngôn từ; các yếu tố phi ngôn từ (phi lời) như bắt tay, mỉm cười, ôm hôn,... không được xem xét đến. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu lời chúc của người Việt trên cơ sở các ngữ liệu thu được từ một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, phim truyền hình, chương trình truyền hình từ những thập niên 1990, 2000 trở lại đây, từ các phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT (Discourse Completion Test)… và những ghi chép từ hội thoại hàng ngày. 3.3. Tư liệu nghiên cứu Số lượng lời chúc luận án thu thập tư liệu từ các nguồn như sau: các chương trình truyền hình: 92; các bộ phim truyền hình: 70; tác phẩm văn học: 145; phản hồi của độc giả trên các báo điện tử, diễn đàn trực tuyến: 109; facebook cá nhân và các website: 65; Ghi chép các đoạn hội thoại, trao đổi và tài liệu khác: 36; phiếu hoàn thiện diễn ngôn DCT: 1947. 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như sau: phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích hội thoại; cách tiếp cận liên ngành cùng các thủ pháp: thống kê phân loại, điều tra, khảo sát của ngôn ngữ học xã hội (như phỏng vấn sâu, quan sát và điều tra bằng các phiếu DCT). 3 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt lí luận Luận án góp phần vào nghiên cứu những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ nói chung và giao tiếp tiếng Việt nói riêng dưới tác động của các nhân tố xã hội - ngôn ngữ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu lời chúc có thể thấy được những biến đổi về lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ của người Việt trong giao tiếp. Kết quả nghiên cứu của luận án cho phép đưa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Lã Xuân Thắng ĐẶC ĐIỂM LỜI CHÚC CỦA NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, 2023 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Văn Khang 2. PGS.TS. Đặng Hảo Tâm Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Hồng Hạnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Phản biện 3: TS. Phạm Văn Lam – Viện Ngôn ngữ học. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lời chúc rất thân thuộc, gắn với hoạt động giao tiếp và nhiều lễ nghi văn hóa của người Việt. Lời chúc của người Việt gắn với người sử dụng và cộng đồng ngôn từ (community of speech) của người sử dụng. Đặt lời chúc của người Việt trong một bối cảnh xã hội để xem xét tác động của những nhân tố văn hóa - xã hội là hướng nghiên cứu về giúp nhận diện và nắm bắt được sự vận động của ngôn ngữ, đồng thời thấy được sự liên quan mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc trong lịch sử phát triển trên con đường hòa nhập cùng thế giới. Hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu ở về lời chúc là chưa nhiều và chưa có công trình nào nghiên cứu lời chúc theo đường hướng ngôn ngữ học xã hội, nghiên cứu lời chúc trong quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội, xem xét lời chúc dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn,... của người chúc. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Đặc điểm lời chúc của người Việt” làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt, xây dựng các mô hình chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc trong các bối cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với các đặc trưng văn hóa của người Việt… Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tìm hiểu về nghi thức giao tiếp nói chung, các nghi thức giao tiếp trong tiếng Việt nói riêng; góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của giao tiếp ngôn ngữ, trong đó có giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về lời chúc ở trong, ngoài nước và xây dựng cơ sở lí thuyết cho luận án; 2) Nghiên cứu, khảo 2 sát đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt; 3) Miêu tả các mô hình lời chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc; 4) Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của của lời chúc của người Việt dưới tác động của một số nhân tố xã hội như: tuổi, giới, nghề nghiệp, tôn giáo, thời đại. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án này là lời chúc của người Việt trong các hoạt động giao tiếp. Luận án này chỉ tập trung vào lời chúc bằng ngôn từ; các yếu tố phi ngôn từ (phi lời) như bắt tay, mỉm cười, ôm hôn,... không được xem xét đến. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu lời chúc của người Việt trên cơ sở các ngữ liệu thu được từ một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, phim truyền hình, chương trình truyền hình từ những thập niên 1990, 2000 trở lại đây, từ các phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT (Discourse Completion Test)… và những ghi chép từ hội thoại hàng ngày. 3.3. Tư liệu nghiên cứu Số lượng lời chúc luận án thu thập tư liệu từ các nguồn như sau: các chương trình truyền hình: 92; các bộ phim truyền hình: 70; tác phẩm văn học: 145; phản hồi của độc giả trên các báo điện tử, diễn đàn trực tuyến: 109; facebook cá nhân và các website: 65; Ghi chép các đoạn hội thoại, trao đổi và tài liệu khác: 36; phiếu hoàn thiện diễn ngôn DCT: 1947. 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như sau: phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích hội thoại; cách tiếp cận liên ngành cùng các thủ pháp: thống kê phân loại, điều tra, khảo sát của ngôn ngữ học xã hội (như phỏng vấn sâu, quan sát và điều tra bằng các phiếu DCT). 3 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt lí luận Luận án góp phần vào nghiên cứu những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ nói chung và giao tiếp tiếng Việt nói riêng dưới tác động của các nhân tố xã hội - ngôn ngữ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu lời chúc có thể thấy được những biến đổi về lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ của người Việt trong giao tiếp. Kết quả nghiên cứu của luận án cho phép đưa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học Đặc điểm lời chúc của người Việt Mô hình chúc của người Việt Giao tiếp ngôn ngữ Giao tiếp tiếng ViệtTài liệu có liên quan:
-
Đề cương môn: Dẫn luận ngôn ngữ học - PGS.TS Vũ Đức Nghiệu
11 trang 628 2 0 -
552 trang 481 1 0
-
Một số đặc điểm ngữ dụng của câu hỏi lựa chọn hiển ngôn & câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn tiếng Anh
8 trang 349 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 284 0 0 -
27 trang 222 0 0
-
Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ: Phần 2 - Nguyễn Thiện Giáp
56 trang 208 0 0 -
293 trang 202 0 0
-
Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 trang 185 0 0 -
Hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ trong tiếng Việt và tiếng Anh
17 trang 179 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
201 trang 171 0 0 -
27 trang 161 0 0
-
27 trang 160 0 0
-
29 trang 150 0 0
-
26 trang 144 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 141 0 0 -
27 trang 133 0 0
-
28 trang 133 0 0
-
8 trang 131 0 0
-
27 trang 129 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 trang 124 0 0