
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên
Số trang: 29
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án "Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên" nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm, sự phân hóa có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan tỉnh Điện Biên, nhằm xác lập cơ sở khoa học cho định hướng phát triển bền vững sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ……..….***………… TRẦN THỊ HẰNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Địa lí Tài nguyên và Môi trường Mã số: 62 44 0219 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Hà Nội – 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: GS. TS. Nguyễn Khanh Vân Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Lê Thị Thu Hiền Phản biện 1: …....................................................................................... Phản biện 2: …....................................................................................... Phản biện 3: …....................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển, con người không ngừng khai thác các dạng tài nguyên và tác động đến môi trường. Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, nhiều hoạt động khai thác quá mức, không đáp ứng khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của tự nhiên, từ đó dẫn đến sự suy thoái về tài nguyên và chất lượng môi trường sống. Sử dụng hợp lí tài nguyên thực sự là một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các nhà quản lí, các nhà nghiên cứu và các chủ thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực tế cho thấy, để đưa ra các biện pháp khai thác lãnh thổ một cách có hiệu quả, phục vụ công tác phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) bền vững, thì việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là một nội dung mang ý nghĩa khoa học to lớn và khả năng ứng dụng thiết thực. Trong nghiên cứu địa lí tổng hợp, cảnh quan học (CQH) là một khoa học nghiên cứu các quy luật phân hoá, các thể tổng hợp tự nhiên. Nghiên cứu cảnh quan (NCCQ), tìm ra quy luật của tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức không gian và bảo vệ môi trường. Hướng nghiên cứu này giúp phác họa bức tranh tổng thể về tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (TNTN), đồng thời tìm ra các giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên (ĐKTN), đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điện Biên là một tỉnh miền núi phía tây bắc của Tổ quốc, tỉnh có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và kinh tế. Điện Biên có thiên nhiên phân hoá đa dạng, văn hóa lịch sử mang những màu sắc riêng. Các di tích về chiến thắng Điện Biên Phủ, thành Tam Vạn, mãi là những dấu son hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong những năm qua, Điện Biên cũng như các tỉnh Tây Bắc nói chung đang đứng trước cơ hội đẩy mạnh phát triển những ngành sản xuất có lợi thế của mình. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và du lịch tại Điện Biên hiện còn tồn tại các vấn đề như chưa phát triển được những vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại giá trị hàng hóa cao, thực trạng rừng bị tàn phá, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều. Trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra những tai biến thiên nhiên như lũ quét, trượt lở đất, gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Mặt khác, Điện Biên lại mới tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ nên vấn đề điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển sản xuất còn chưa đầy đủ, đồng bộ. Đến nay Điện Biên vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, phát triển KT - XH còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương. Vì vậy việc đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN tỉnh Điện Biên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho định hướng phát triển sản xuất là hết sức cần thiết. 2 Xuất phát từ những lí do đó, việc nghiên cứu sinh lựa chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ địa lí “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học có ích, giúp địa phương định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển bền vững KT-XH và bảo vệ môi trường. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm, sự phân hóa có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan tỉnh Điện Biên, nhằm xác lập cơ sở khoa học cho định hướng phát triển bền vững sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên. 2.2. Nhiệm vụ 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ĐKTN, TNTN trên thế giới và Việt Nam liên quan đến nội dung luận án, tổng quan các tài liệu KT - XH về tỉnh Điện Biên. 2. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Điện Biên tỉ lệ 1: 100.000, bản đồ cảnh quan huyện Điện Biên tỉ lệ 1: 50.000 làm cơ sở xác định rõ quy luật hình thành, phát triển, cấu trúc và sự phân hóa các đơn vị CQ. 3. Đánh giá mức độ thích hợp của các cảnh quan cho phát triển một số ngành kinh tế: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên. Đánh giá thích nghi sinh thái của giống lúa - đặc sản “tám Điện Biên” ở huyện Điện Biên. 4. Đề xuất những định hướng và các giải pháp phát triển bền vững sản xuất nông lâm nghiệp và du lịch trên quan điểm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian của luận án được giới hạn trong lãnh thổ tỉnh Điện Biên, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện và trong hệ tọa độ địa lí: Từ 102o10' đến 103o36' kinh độ Đông và từ 20o54' đến 22o33' vĩ độ Bắc; Phạm vi khoa học của luận án: Tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của các đơn vị CQ và quy luật phân hóa CQ, trên cơ sở phân tích cấu trúc, chức năng CQ, thể hiện trên bản đồ phân loại C ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ……..….***………… TRẦN THỊ HẰNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Địa lí Tài nguyên và Môi trường Mã số: 62 44 0219 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Hà Nội – 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: GS. TS. Nguyễn Khanh Vân Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Lê Thị Thu Hiền Phản biện 1: …....................................................................................... Phản biện 2: …....................................................................................... Phản biện 3: …....................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển, con người không ngừng khai thác các dạng tài nguyên và tác động đến môi trường. Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, nhiều hoạt động khai thác quá mức, không đáp ứng khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của tự nhiên, từ đó dẫn đến sự suy thoái về tài nguyên và chất lượng môi trường sống. Sử dụng hợp lí tài nguyên thực sự là một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các nhà quản lí, các nhà nghiên cứu và các chủ thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực tế cho thấy, để đưa ra các biện pháp khai thác lãnh thổ một cách có hiệu quả, phục vụ công tác phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) bền vững, thì việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là một nội dung mang ý nghĩa khoa học to lớn và khả năng ứng dụng thiết thực. Trong nghiên cứu địa lí tổng hợp, cảnh quan học (CQH) là một khoa học nghiên cứu các quy luật phân hoá, các thể tổng hợp tự nhiên. Nghiên cứu cảnh quan (NCCQ), tìm ra quy luật của tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức không gian và bảo vệ môi trường. Hướng nghiên cứu này giúp phác họa bức tranh tổng thể về tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (TNTN), đồng thời tìm ra các giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên (ĐKTN), đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điện Biên là một tỉnh miền núi phía tây bắc của Tổ quốc, tỉnh có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và kinh tế. Điện Biên có thiên nhiên phân hoá đa dạng, văn hóa lịch sử mang những màu sắc riêng. Các di tích về chiến thắng Điện Biên Phủ, thành Tam Vạn, mãi là những dấu son hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong những năm qua, Điện Biên cũng như các tỉnh Tây Bắc nói chung đang đứng trước cơ hội đẩy mạnh phát triển những ngành sản xuất có lợi thế của mình. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và du lịch tại Điện Biên hiện còn tồn tại các vấn đề như chưa phát triển được những vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại giá trị hàng hóa cao, thực trạng rừng bị tàn phá, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều. Trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra những tai biến thiên nhiên như lũ quét, trượt lở đất, gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Mặt khác, Điện Biên lại mới tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ nên vấn đề điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển sản xuất còn chưa đầy đủ, đồng bộ. Đến nay Điện Biên vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, phát triển KT - XH còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương. Vì vậy việc đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN tỉnh Điện Biên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho định hướng phát triển sản xuất là hết sức cần thiết. 2 Xuất phát từ những lí do đó, việc nghiên cứu sinh lựa chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ địa lí “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học có ích, giúp địa phương định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển bền vững KT-XH và bảo vệ môi trường. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm, sự phân hóa có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan tỉnh Điện Biên, nhằm xác lập cơ sở khoa học cho định hướng phát triển bền vững sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên. 2.2. Nhiệm vụ 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ĐKTN, TNTN trên thế giới và Việt Nam liên quan đến nội dung luận án, tổng quan các tài liệu KT - XH về tỉnh Điện Biên. 2. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Điện Biên tỉ lệ 1: 100.000, bản đồ cảnh quan huyện Điện Biên tỉ lệ 1: 50.000 làm cơ sở xác định rõ quy luật hình thành, phát triển, cấu trúc và sự phân hóa các đơn vị CQ. 3. Đánh giá mức độ thích hợp của các cảnh quan cho phát triển một số ngành kinh tế: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên. Đánh giá thích nghi sinh thái của giống lúa - đặc sản “tám Điện Biên” ở huyện Điện Biên. 4. Đề xuất những định hướng và các giải pháp phát triển bền vững sản xuất nông lâm nghiệp và du lịch trên quan điểm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian của luận án được giới hạn trong lãnh thổ tỉnh Điện Biên, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện và trong hệ tọa độ địa lí: Từ 102o10' đến 103o36' kinh độ Đông và từ 20o54' đến 22o33' vĩ độ Bắc; Phạm vi khoa học của luận án: Tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của các đơn vị CQ và quy luật phân hóa CQ, trên cơ sở phân tích cấu trúc, chức năng CQ, thể hiện trên bản đồ phân loại C ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Địa lí Địa lí Tài nguyên và Môi trường Điều kiện tự nhiên tỉnh Điện Biên Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Điện Biên Phát triển bền vững tỉnh Điện BiênTài liệu có liên quan:
-
205 trang 460 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 412 1 0 -
174 trang 377 0 0
-
206 trang 310 2 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 280 0 0 -
228 trang 277 0 0
-
32 trang 257 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
208 trang 238 0 0
-
27 trang 222 0 0
-
27 trang 220 0 0
-
27 trang 214 0 0
-
293 trang 198 0 0
-
200 trang 195 0 0
-
13 trang 185 0 0
-
124 trang 184 0 0
-
143 trang 181 0 0
-
261 trang 177 0 0
-
259 trang 176 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
201 trang 169 0 0