
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 615.35 KB
Lượt xem: 2
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP trình độ đại học, hệ chính quy thuộc chương trình đào tạo giáo viên các ngành khác ngành Sư phạm Tin học ở các trường đại học công lập của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ KIM LOAN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCCÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌCCHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9 14 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Tình 2. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Huy Phản biện 1: PGS.TS. Trần Hữu Hoan Học viện Quản lý Giáo dục Phản biện 2: PGS.TS. Trần Viết Lưu Ban Tuyên giáo Trung ương Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hồng Trường Đại học Sư phạm Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm …Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang thâm nhậpvào tất các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong thời đại kỹ thuật số, năng lực (NL)CNTT trở thành một NL cơ bản, cần thiết. Đối với giáo viên, năng lực CNTTlà một thành phần cơ bản trong NL nghề nghiệp, cần được hình thành, pháttriển (PT) ở trường đại học (ĐH) và tiếp tục được bồi dưỡng, phát huy trongsuốt quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình. Lý luận dạy học (DH) đại học hiện đại đã và đang tập trung nghiên cứu quátrình đào tạo định hướng phát triển năng lực người học trong bối cảnh phát triểncông nghệ số và Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, khung lý luận cơ bảnvề phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP chưa được hoàn thiện vàcần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này để giúp cáctrường đại học có cơ sở xây dựng biện pháp phát triển năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP. Nhận thức được vai trò quan trọng của CNTT là phương tiện dạy học hiệnđại góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nóichung, giáo dục đại học Việt Nam nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghịlần thứ 8 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các trường ĐH đãtăng cường ứng dụng CNTT trong toàn bộ quy trình ĐT và đạt được nhữngthành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc phát triển năng lực CNTT cho SVSPchưa được quan tâm đúng mức. Những năng lực CNTT gì cần PT và làm thếnào để PT những NL này cho SVSP đang là một vấn đề mà các trường ĐH cầnquan tâm nghiên cứu sâu sắc hơn. Trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu về PT năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP một cách toàn diện. Ở Việt Nam, việc xem năng lực CNTTlà một trong những NL nghề nghiệp và PT năng lực CNTT trong dạy học choSVSP theo quan điểm ĐT định hướng phát triển NL cũng chưa được nhiều nhànghiên cứu quan tâm. Vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lựccông nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học”là cấp thiết và hữu ích, nhằm góp phần nâng cao chất lượng ĐT giáo viên, đápứng yêu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam. 22. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng PT năng lực CNTT trong dạy họccho SVSP, luận án đề xuất các biện pháp PT năng lực CNTT trong dạy học choSVSP ở trường ĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩnnghề nghiệp giáo viên phổ thông, góp phần đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phát triển năng lực dạy học cho SV thuộc các chương trình ĐTngành sư phạm ở trường đại học.3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học4. Giả thuyết khoa học Các trường đại học Việt Nam đã và đang thực hiện ứng dụng CNTT trongđào tạo giáo viên nhưng phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSPchưa hiệu quả. Nếu xây dựng khung năng lực CNTT trong dạy học và thực hiệnquy trình dạy học định hướng phát triển năng lực của SVSP theo khung nănglực này thì sẽ phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP, góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường ĐH đáp ứng yêu cầuchuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển năng lực CNTT trong dạy học choSVSP ở trường đại học5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP ở trường đại học5.3. Đề xuất, khảo nghiệm và thực nghiệm hệ thống biện pháp phát triển nănglực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học6. Phạm vi nghiên cứu6.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển năng lực CNTT trong dạy họccho SVSP trình độ đại học, hệ chính quy thuộc chương trình đào tạo giáo viêncác ngành khác ngành Sư phạm Tin học ở các trường đại học công lập củaViệt Nam. 36.2. Về địa bàn nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu tại 5 trường có ĐT giáo viên trình độ ĐH thuộckhu vực miền Trung: Trường ĐH Sư phạm – Đại học Huế, Trường ĐH Sưphạm – Đại học Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Phạm VănĐồng (tỉnh Quảng Ngãi) và Trường ĐH Phú Yên. Đề tài tiến hành thực nghiệm tại Trường ĐH Phú Yên.6.3. Về khách thể khảo sát Đề tài khảo sát 3300 đối tượng thuộc 5 trường đại học thuộc địa bànnghiên cứu, bao gồm 170 cán bộ quản lý, 530 giảng viên và 2600 SV hệchính quy, trình độ đại học các ngành SP Địa lý, SP Ngữ văn, SP Tiếng Anh,SP Toán học và SP Vật lý.6.4. Về thời gian nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu từ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ KIM LOAN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCCÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌCCHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9 14 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Tình 2. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Huy Phản biện 1: PGS.TS. Trần Hữu Hoan Học viện Quản lý Giáo dục Phản biện 2: PGS.TS. Trần Viết Lưu Ban Tuyên giáo Trung ương Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hồng Trường Đại học Sư phạm Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm …Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang thâm nhậpvào tất các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong thời đại kỹ thuật số, năng lực (NL)CNTT trở thành một NL cơ bản, cần thiết. Đối với giáo viên, năng lực CNTTlà một thành phần cơ bản trong NL nghề nghiệp, cần được hình thành, pháttriển (PT) ở trường đại học (ĐH) và tiếp tục được bồi dưỡng, phát huy trongsuốt quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình. Lý luận dạy học (DH) đại học hiện đại đã và đang tập trung nghiên cứu quátrình đào tạo định hướng phát triển năng lực người học trong bối cảnh phát triểncông nghệ số và Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, khung lý luận cơ bảnvề phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP chưa được hoàn thiện vàcần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này để giúp cáctrường đại học có cơ sở xây dựng biện pháp phát triển năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP. Nhận thức được vai trò quan trọng của CNTT là phương tiện dạy học hiệnđại góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nóichung, giáo dục đại học Việt Nam nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghịlần thứ 8 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các trường ĐH đãtăng cường ứng dụng CNTT trong toàn bộ quy trình ĐT và đạt được nhữngthành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc phát triển năng lực CNTT cho SVSPchưa được quan tâm đúng mức. Những năng lực CNTT gì cần PT và làm thếnào để PT những NL này cho SVSP đang là một vấn đề mà các trường ĐH cầnquan tâm nghiên cứu sâu sắc hơn. Trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu về PT năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP một cách toàn diện. Ở Việt Nam, việc xem năng lực CNTTlà một trong những NL nghề nghiệp và PT năng lực CNTT trong dạy học choSVSP theo quan điểm ĐT định hướng phát triển NL cũng chưa được nhiều nhànghiên cứu quan tâm. Vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lựccông nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học”là cấp thiết và hữu ích, nhằm góp phần nâng cao chất lượng ĐT giáo viên, đápứng yêu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam. 22. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng PT năng lực CNTT trong dạy họccho SVSP, luận án đề xuất các biện pháp PT năng lực CNTT trong dạy học choSVSP ở trường ĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩnnghề nghiệp giáo viên phổ thông, góp phần đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phát triển năng lực dạy học cho SV thuộc các chương trình ĐTngành sư phạm ở trường đại học.3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học4. Giả thuyết khoa học Các trường đại học Việt Nam đã và đang thực hiện ứng dụng CNTT trongđào tạo giáo viên nhưng phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSPchưa hiệu quả. Nếu xây dựng khung năng lực CNTT trong dạy học và thực hiệnquy trình dạy học định hướng phát triển năng lực của SVSP theo khung nănglực này thì sẽ phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP, góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường ĐH đáp ứng yêu cầuchuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển năng lực CNTT trong dạy học choSVSP ở trường đại học5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực CNTT trongdạy học cho SVSP ở trường đại học5.3. Đề xuất, khảo nghiệm và thực nghiệm hệ thống biện pháp phát triển nănglực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học6. Phạm vi nghiên cứu6.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển năng lực CNTT trong dạy họccho SVSP trình độ đại học, hệ chính quy thuộc chương trình đào tạo giáo viêncác ngành khác ngành Sư phạm Tin học ở các trường đại học công lập củaViệt Nam. 36.2. Về địa bàn nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu tại 5 trường có ĐT giáo viên trình độ ĐH thuộckhu vực miền Trung: Trường ĐH Sư phạm – Đại học Huế, Trường ĐH Sưphạm – Đại học Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Phạm VănĐồng (tỉnh Quảng Ngãi) và Trường ĐH Phú Yên. Đề tài tiến hành thực nghiệm tại Trường ĐH Phú Yên.6.3. Về khách thể khảo sát Đề tài khảo sát 3300 đối tượng thuộc 5 trường đại học thuộc địa bànnghiên cứu, bao gồm 170 cán bộ quản lý, 530 giảng viên và 2600 SV hệchính quy, trình độ đại học các ngành SP Địa lý, SP Ngữ văn, SP Tiếng Anh,SP Toán học và SP Vật lý.6.4. Về thời gian nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu từ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Giáo dục học Lịch sử giáo dục Phát triển năng lực công nghệ thông tin Biện pháp phát triển năng lực công nghệ thông tinTài liệu có liên quan:
-
205 trang 463 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 416 1 0 -
174 trang 380 0 0
-
206 trang 310 2 0
-
228 trang 277 0 0
-
32 trang 257 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
208 trang 239 0 0
-
27 trang 222 0 0
-
27 trang 215 0 0
-
293 trang 202 0 0
-
200 trang 198 0 0
-
13 trang 186 0 0
-
124 trang 185 0 0
-
143 trang 182 0 0
-
259 trang 181 0 0
-
261 trang 180 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
201 trang 170 0 0 -
284 trang 157 0 0
-
152 trang 156 0 0