Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên khối ngành kỹ thuật các trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo tiếp cận năng lực

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 456.64 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên khối ngành kỹ thuật các trường ĐH vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục ĐH của vùng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên khối ngành kỹ thuật các trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo tiếp cận năng lực BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN MINH TUẤN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 9140114TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2019 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị xác định:Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Aseanvề công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và thamgia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để thực hiện được mục tiêu đó, một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực kỹ thuật chất lượngcao, có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Đảng và Nhà nước có nhiều quan tâm và đã ban hành nhiều chủ trương, chínhsách liên quan phát triển ĐNGV, trong đó có một số chính sách tiêu biểu như: 1) Thủtướng Chính phủ đã ra quyết định số 09/QĐ-CP ký ngày 11/01/2005 về phê duyệt đề án“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nângcao chất lượng đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng caobản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độchuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trongcông cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. 2) Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhẳng định, “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” nêu rõ “Phát triển độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu đổi mới giáo dục và đào tạo, xây dựng quyhoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với nhucầu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiệnchuẩn hóa nhà giáo và CBQL giáo dục theo từng cấp học và trình độ đào tạo… có nănglực”, thì mới đổi mới quá trình giáo dục “từ truyền thụ nội dung sang tiếp cận nănglực”. 3) Ngày 18/1/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định “Phê duyệt đề án nângcao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH đáp ứng yêu cầu đổimới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030” trong đó nêu rõ quanđiểm “Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lýcác cơ sở GDĐH cần được coi trọng vì đây là yếu tố quyết định chất lượng GDĐH”. Vùng ĐBSCL có một vị thế quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của cả nước, tuynhiên thực tiễn hiện nay về GD & ĐT của vùng vẫn còn bị xem là “vùng trũng” do tỷ lệhọc đại học trở lên có tỷ lệ thấp nhất cả nước (5,5%), tỷ lệ lao động qua đào tạo (12,2%),tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật (87,8%). Trong thời gian qua, năng lực củaĐNGV khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học vùng ĐBSCL trên các mặt vẫn chưađáp ứng với nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao phục vụ cho công cuộc đổimới đất nước và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do nhiều nguyên nhân khách quan, chủquan như: Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, tác động của nền kinh tế tri thức,năng lực cá nhân mỗi GV vẫn chưa được nâng cao để có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra củaxã hội, của các nhà tuyển dụng trong quá trình đào tạo... Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên khốingành kỹ thuật các trường Đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo tiếp cậnnăng lực” để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển ĐNGV khốingành kỹ thuật các trường ĐH, đáp ứng những yêu cầu mới hiện nay của toàn vùng. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển ĐNGVkhối ngành kỹ thuật các trường ĐH vùng ĐBSCL theo tiếp cận năng lực, luận án đề xuấtcác giải pháp phát triển ĐNGV khối ngành kỹ thuật các trường ĐH vùng ĐBSCL, đáp 2ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục ĐH của vùng. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: ĐNGV khối ngành kỹ thuật các trường Đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ĐNGV khối ngành kỹ thuật các trường đạihọc vùng ĐBSCL theo tiếp cận năng lực. 4. Giả thuyết khoa học: ĐNGV khối ngành kỹ thuật các trường ĐH vùngĐBSCL đã có sự phát triển đảm bảo về số lượng và góp phần quan trọng đối với sự pháttriển của GDĐH nói chung. Tuy nhiên, đội ngũ này còn bộc lộ nhiều bất cập nhất là vềchất lượng trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0 đang ngày càng thay đổi mạnh mẽ trên các lĩnh vực của vùng. Nghiêncứu đề xuất và áp dụng các giải pháp phát triển ĐNGV khối ngành kỹ thuật các trườngĐH vùng ĐBSCL theo tiếp cận năng lực trên cơ sở định hướng khung năng lực với tiêuchuẩn, tiêu chí theo vị trí chức danh nghề nghiệp, đồng thời, thực hiện đồng bộ các giảipháp phát triển ĐNGV, chú trọng đến các giải pháp như: quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng,tuyển dụng, sử dụng hiệu quả,... sẽ giúp nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật, giảngdạy, NCKH, cũng như các năng lực cần thiết khác của ĐNGV khối ngành kỹ thuật cáctrường ĐH vùng ĐBSCL, góp phần thúc đẩy sự phát triển về đào tạo nhân lực kỹ thuậtchất lượng cao của các trường đại học trong công cuộc đổi mới GDĐH hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV khối ngành kỹ thuật các trườngĐại học theo tiếp cận năng lực. 5.2. Khảo sát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: