Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh hải dương dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.71 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh hải dương dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018" được nghiên cứu với mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu về ĐNGV, lý luận về năng lực của đội ngũ giáo viên THPT, phát triển ĐNGV dựa vào năng lực và phân tích, đánh giá thực trạng năng lực của GV và phát triển ĐNGV trung học phổ thông tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực, luận án đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV trung học phổ thông tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh hải dương dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN CHÍ DƯƠNGPHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNHHẢI DƯƠNG DỰA VÀO NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2024 1 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Minh Mục 2. PGS.TS. Nguyễn Xuân HảiPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng YếnPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Yến PhươngPhản biện 3: PGS.TS. Phó Đức Hòa Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi.....giờ.......ngày......tháng......năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam- Trung tâm lưu trữ và thư viện quốc gia PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay hội nhập và toàn cầu hóa đã trở thành xu thế của thờiđại, điều đó đã làm cho giáo dục thay đổi một cách nhanh chóng với những thay đổitất yếu đó, đòi hỏi vị trí, vai trò của người giáo viên phải được đặt lên một tầm caomới, một sứ mạng mới. Có rất nhiều quan điểm và tư duy về vấn đề này, song vai tròvà vị trí của người giáo viên có sự thay đổi. Có nghĩa là người giáo viên không chỉtruyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn có trách nhiệm, vai trò của người tổ chức vàđiều khiển các hoạt động giáo dục và dạy học để hướng tới mục tiêu hình thành nhâncách cho học sinh (HS). Đặc biệt trong thực hiện chương trình GDPT 2018 hiện nay càng cho thấy cầnphải có sự thay đổi căn bản về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên. Hiện nay, tỉnh Hải Dương có 55 trường THPT. Trong tổng số 55 trườngTHPT hiện nay có 157 cán bộ quản lý, 2768 giáo viên (tính đến tháng 5/2023). Tấtcả giáo viên của các trường tư thục đều là giáo viên hợp đồng. 100% cán bộ quản lývà giáo viên đều đạt chuẩn đào tạo, trong đó số cán bộ quản lý có trình độ đào tạovượt chuẩn (theo chuẩn của Luật Giáo dục số 43/2019) là 80,9%, số giao viên vượtchuẩn đào tạo là 24%.). Tuy nhiên, theo quy định của Bộ GD&ĐT về tỷ lệ giáoviên/lớp vẫn thiếu là 0,25 GV/Lớp. Đặc biệt do lich sử để lại, về cơ cấu đội ngũ, độtuổi, năng lực chuyên môn, đặc biệt là năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018thì còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn đó đề tài Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổthông tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu Chươngtrình giáo dục phổ thông 2018” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án.2. Mục đích yêu cầu Trên cơ sở nghiên cứu về ĐNGV, lý luận về năng lực của đội ngũ giáo viênTHPT, phát triển ĐNGV dựa vào năng lực và phân tích, đánh giá thực trạng nănglực của GV và phát triển ĐNGV trung học phổ thông tỉnh Hải Dương dựa vào nănglực, luận án đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV trung học phổ thông tỉnh Hải Dươngdựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên THPT3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ĐNGV trung học phổ thông tỉnh Hải dươngdựa vào năng lực.4. Giả thuyết khoa học Phát triển ĐNGV trung học phổ thông dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầuChương trình GDPT 2018 cho thấy hạn chế, bất cập. Vì vậy, đề xuất và áp dụngnhững giải pháp phát triển ĐNGV tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực theo tiếp cậnphát triển nguồn nhân lực một cách khả thi và phù hợp sẽ góp phần đảm bảo về sốlượng, nâng cao chất lượng ĐNGV trung học phổ thông trên địa bàn Hải Dương,đồng thời góp phần vào sự thành công trong thực hiện có hiệu quả Chương trìnhGDPT 2018.5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV trung học phổ thông dựa vào nănglực đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018; - Nghiên cứu thực trạng ĐNGV, phát triển ĐNGV dựa vào năng lực và các yếu tốảnh hưởng đến phát triển ĐNGV trung học phổ thông ở Hải Dương qua đó phân tíchvà đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công làm cơ sởcho việc đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn tỉnhHải Dương. - Đề xuất giải phát triển ĐNGV trung học phổ thông dựa vào năng lực đáp ứngyêu cầu Chương trình GDPT 2018và khảo nghiệm, thử nghiệm tính cần thiết, khảthi của các giải pháp.6. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận về năng lực, khung năng lực của giáoviên THPT và phát triển đội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực theo tiếp cậnquản lý nguồn nhân lực; - Khách thể khảo sát: 230 người, gồm: cán bộ quản lý Sở GD&ĐT tỉnh HảiDương (6 người) 30 CBQL của 20 trường THPT công lập và 194 giáo viên. - Địa bàn khảo sát: luận án lựa chọn 20 trường THPT đại diện cho các trường ởThành phố, thị xã nông thôn phát triển và có nhiều khu công nghiệp và trường đạidiện cho các huyện thị ở vùng xa trung tâm. - Thời gian nghiên cứu thực trạng trong các năm học (2021-2022, 2022-2023)7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu7.1. Phương pháp tiếp cậnLuận án đã sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: Tiếp cận dựa vào năng lực; Tiếpcận quản lý NNL; Tiếp cận chuẩn năng lực nghề nghiệp; Tiếp cận liên ngành khoahọc:7.2. Phương pháp nghiên cứu.7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.7. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: