Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.37 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu: Hoàn thành luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành kinh tế phát triển và góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương phát triển nói chung và chính sách phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cho những năm tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUYỄN THẾ VINH PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH ĐỂ THÚC ĐẨYPHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Viện Chiến lược Phát triển Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Trần Nguyễn Tuyên Phản biện 1: GS.TS Ngô Thắng Lợi Phản biện 2: PGS.TS Lê Cao Đoàn Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp tạiViện Chiến lược Phát triển Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Chiến lược Phát triển 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhìn chung ở nước ta vấn đề lợi thế so sánh và phát huy lợi thế so sánhcòn nhiều điểm chưa rõ. Đã nhiều năm nay ở Việt Nam cả giới khoa học vàgiới quản lý nói nhiều đến vấn đề lợi thế so sánh và phát huy lợi thế so sánhnhưng cho đến nay thực tế cho thấy khi bàn về vấn đề này gặp rất nhiềuvướng mắc. Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh và có nhữnglợi thế vượt trội so với một số tỉnh lân cận và đều nằm xung quanh Hà Nộinhưng nền kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng đó. Nhìnchung nhiều tiềm năng chưa được phát huy có hiệu quả; nền kinh tế VĩnhPhúc phát triển có hiệu quả thấp, thiếu bền vững. Tại sao có tình trạng nhưvậy? Nguyên nhân thì có nhiều nhưng phải kể đến việc chưa phát huy cóhiệu quả tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trước tình hình như vậy, tác giả chọn vấn đề Phát huy lợi thế sosánh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc làm đề tàiluận án tiến sĩ với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề như đã nêu trên. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Hoàn thành luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành kinh tế phát triển vàgóp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trươngphát triển nói chung và chính sách phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cho những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu - Làm rõ những vấn đề lý luận then chốt về quan niệm, nội hàm của lợi thếso sánh, nội dung phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - Xác định rõ thực trạng phát huy thế so sánh để thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2005-2014. - Đề xuất định hướng phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và 2030; và kiến nghị giải phápđảm bảo việc phát huy đó thành công. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lợi thế so sánh của tỉnh và phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc là đối tượng nghiên cứu chủ yếu.Trong quá trình nghiên cứu lợi thế so sánh, tác giả sẽ nghiên cứu hiệu quảphát huy lợi thế so sánh và phát triển kinh tế - xã hội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: Hiện trạng nghiên cứu giai đoạn 2005-2014 vàtương lai dự báo đến 2020, 2030. - Về mặt không gian: Nghiên cứu lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc. Khi cần thiếtmở rộng phạm vi nghiên cứu ra vùng kinh tế lớn và đối chứng một số tỉnh. - Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về lợi thế sosánh tỉnh, phát huy lợi thế so sánh tỉnh, đánh giá hiệu quả phát huy lợi thếso sánh tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo nguyên tắc đi từ nghiêncứu lý thuyết, vận dụng lý thuyết đã được làm rõ để phân tích thực trạngphát huy lợi thế so sánh để phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trìnhnghiên cứu, tác giả xem lợi thế so sánh của tỉnh là một hệ thống và đặt nótrong mối quan hệ với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng các phương pháp trên nguyêntắc đảm bảo tính tổng hợp, phù hợp, hệ thống và hiện đại. 5. Những đóng góp mới và chủ yếu của luận án 5.1. Về học thuật và lý luận Luận án đề xuất quan niệm mới về lợi thế so sánh của tỉnh, nội dungphát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và kiến nghịnội dung, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh trong điều kiện Việt ...