Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Xây dựng cơ sở thiết kế trang bị chiến đấu định hướng thích nghi cho tên lửa phòng không

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.77 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đã đưa ra những cơ sở khoa học trong việc tính toán, thiết kế và ứng dụng khối nổ định hướng, thuật toán ngoại suy quỹ đạo, các thuật toán điều khiển khối nổ cho TBCĐ của tên lửa phòng không.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Xây dựng cơ sở thiết kế trang bị chiến đấu định hướng thích nghi cho tên lửa phòng không BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ******* PHẠM NGỌC VĂN XÂY DỰNG CƠ SỞ THIẾT KẾ TRANG BỊCHIẾN ĐẤU ĐỊNH HƯỚNG THÍCH NGHI CHO TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG Chuyên ngành : Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa Mã số : 9 52 02 16 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội – 2022 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠIHỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÒNGNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS-TS. Vũ Hỏa Tiễn 2. TS. Cao Hữu TìnhPhản biện 1: GS.TS Phan Xuân MinhPhản biện 2: PGS.TS Nguyễn Quang HùngPhản biện 3: TS Vương Anh Trung Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện theo quyết định số 4540/QĐ-HV, ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, họp tại Học viện Kỹ thuật Quân sự vào hồi .........giờ.......ngày....... tháng ........ năm 2022.Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự- Thư viện Quốc gia MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đề Trong hầu hết các loại Tên lửa phòng không (TLPK) thế hệ cũ,trang bị chiến đấu (TBCĐ) có cấu tạo gồm ba phần cơ bản: ngòi nổ vôtuyến (NNVT); cơ cấu bảo hiểm và chấp hành; Khối nổ (KN), gồmthuốc nổ và mảnh văng. TBCĐ của TLPK thế hệ cũ được thiết kế, chếtạo dựa trên nguyên lý cơ bản là tạo vùng sát thương (VST) với cácmảnh sát thương (MST) bay đẳng hướng từ tâm khối nổ vào khônggian tạo ra nón MST tròn xoay có kích thước xác định. TBCĐ của TLPK thế hệ cũ có hai nhược điểm đó là: - Sự “lãng phí” năng lượng của KN khi nó làm việc, theo[1,19,22] chỉ có khoảng 10% số MST trúng vào mục tiêu. - NNVT không xác định được vị trí không gian tương đối củamục tiêu (MT) so với tên lửa (TL) nên không định hướng được VSThướng tới MT để tăng xác suất tiêu diệt MT. Nghiên cứu về NNVT định hướng thích nghi (NNVT-ĐH-TN)chưa được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm, trong khi ởnước ngoài đầu đạn định hướng đã được đề cập đến trong các côngtrình [10, 17, 19, 27, 30, 32, 35, 41, 44, 45, 53], hay NNVT trong cáccông trình [33, 39, 43], nhưng chỉ là các công bố về một bộ phậnđơn lẻ trong tổ hợp TBCĐ trên khoang hoặc những công bố mangtính thông tin khoa học mà chưa có công trình nào công bố mộtcách đầy đủ để có thể tiếp cận tới vấn đề thiết kế TBCĐ-ĐH-TN. Từ phân tích trên, luận án đặt ra đề tài “Xây dựng cơ sở thiết kếtrang bị chiến đấu định hướng thích nghi cho tên lửa phòngkhông” nhằm xây dựng cơ sở thiết kế cho khối nổ định hướng(KNĐH) và NNVT-ĐH-TN tiếp cận tới khả năng thực tế hóa TBCĐ-ĐH-TN cho TLPK. Đây là một vấn đề nghiên cứu mang tính cấpthiết cho những cải tiến và thiết kế chế tạo mới TBCĐ của TLPK.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án định hướng tới là TBCĐ củalớp TLPK tầm trung và xa cũng như cải tiến TBCĐ một số loại tênlửa hiện có trong trang bị của quân đội. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong phạm vi xử lý tínhiệu, xác định tọa độ mục tiêu trong hệ thống NNVT. Lý thuyết tínhtoán, thiết kế khối nổ định hướng và ứng dụng lý thuyết điều khiển 1trong việc tổng hợp các thuật toán để điều khiển VST của KN thíchnghi với chuyển động của mục tiêu. Phương pháp nghiên cứu: Luận án kết hợp phương pháp nghiêncứu lý thuyết với tính toán trên máy tính số để tổng hợp thiết kếmô hình TBCĐ-ĐH-TN. Kiểm nghiệm kết quả tính toán bằng môphỏng, đánh giá hiệu quả và lựa chọn giải pháp thiết kế tối ưu.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung của Luận án được trình bày trong 4 chương, 138 trang,17 bảng biểu, 63 hình vẽ và đồ thị, 54 tài liệu tham khảo. Nội dung nghiên cứu nhằm giải quyết hai bài toán cụ thể: - Bài toán xây dựng cơ sở tính toán thiết kế, lựa chọn tham số vàthuật toán điều khiển định hướng VST cho TBCĐ-ĐH-TN. - Bài toán tổng hợp thuật toán ngoại suy quỹ đạo, xác định tọa độtương đối MT trong NNVT-ĐH-TN mà cơ sở của nó là NNVT-PDđể điều khiển VST. Bố cục luận án gồm: Phần mở đầu. Chương 1: Tổng quan về TBCĐ của TLPK. Chương 2: Xác định vị trí tương đối mục tiêu và thiết kế bổ xungcho NNVT-PD thành NNVT-ĐH-TN Chương 3: Tổng hợp kết cấu, tham số và các đặc trưng củakhối nổ định hướng. Chương 4: Khảo sát đánh giá tổng hợp hiệu quả TBCĐ-ĐH-TN Kết luận và kiến nghị4. Tính thực tiễn, tính khoa học và đóng góp mới của luận án Tính thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng trong đào tạo đạihọc, sau đại học theo chuyên ngành đạn TLPK. Luận án có giá trị vềphương pháp tổ chức và triển khai thiết kế TBCĐ cho một số loạiTLPK thuộc các dự án chế tạo mới hoặc cải tiến ở các trung tâm hayviện nghiên cứu. Tính khoa học của luận án Luận án đã đưa ra những cơ sở khoa học trong việc tính toán, thiếtkế và ứng dụng khối nổ định hướng, thuật toán ngoại suy quỹ đạo, cácthuật toán điều khiển khối nổ cho TBCĐ của tên lửa phòng không. Những đóng góp mới của luận án 2 1. Đã tổng hợp được thuật toán phối hợp không gian quan sát củaNNVT-ĐH-TN với VST định hướng của trang bị chiến đấu trên cơsở ngoại suy quỹ đạo MT trong vùng mù. 2. Đã đề xuất mô hình tính toán thiết kế, lựa chọn tham số và giảipháp điều khiển hướng VST cho TBCĐ-ĐH-TN. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRANG BỊ CHIẾN ĐẤU CỦA TLPK1.1. Tổng quan về TBCĐ có khối nổ đẳng hướng của TLPK Cấu trúc chung TBCĐ của nhiều loại TLPK có điều khiển [3] baogồm (Hình 1.1): Tín hiệu điều Khối nổ và Cơ cấu bảo Ngòi không khiển mở hỏa thuật hiểm tiếp xúc Hình 1.1: Sơ đồ khối đơn giản mô tả cấu trúc TBCĐ của đạn TLPK - Khối nổ - phần đầu đạn (БЧ) gồm thuốc nổ, mảnh sát thư ...

Tài liệu có liên quan: