
Mục tiêu của luận án: Kết hợp các lý luận khoa học về cảm hứng, CHNT, cảm hứng trong sáng tác NT với lý thuyết lý luận hội hoạ, thông qua các tác giả, tác phẩm hội họa nhằm tìm hiểu về sự tồn tại, biểu hiện và hiệu quả của CHNT trong sáng tác hội họa. Từ đó có thể hình thành một hướng tiếp cận nghiên cứu lý luận hội họa có tính liên ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác hội họaBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Văn Tuyến CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC HỘI HỌA Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 62 21 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2015Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Sửu TS. Nguyễn Nghĩa PhươngPhản biện 1: PGS.TS. Lê Bá Dũng Trường Đại học Văn hóa Hà NộiPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Xuân Tiên Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí MinhPhản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt NamLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Việnhọp tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt NamSố 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà NộiVào hồi:..........giờ.......ngày.......tháng........năm 2015Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sáng tác hội họa là một diễn trình lao động sáng tạo mang đậm dấu ấncá nhân, tác phẩm hội họa gửi những thông điệp của họa sĩ (HS) đến vớingười xem thông qua các hình thức biểu đạt của ngôn ngữ hội họa. Nhữnghiệu quả nghệ thuật (NT) ấy được thẩm thấu qua thị giác, phụ thuộc đáng kểở tâm lý thị giác rất đa dạng của con người, nên các tác động từ tác phẩm hộihọa vào sự thụ cảm của người thưởng thức thường không dễ lý giải. Tại saocó những bức vẽ với các tương quan tạo hình khá thuận mắt nhưng lại khôngcó sức truyền cảm, không đem lại giá trị NT, trái lại, nhiều tác phẩm hội họađầy những sự phi lý lại có một sức truyền cảm mạnh mẽ tới người xem tranh?Tại sao có những HS nổi tiếng nhưng cũng có nhiều tác phẩm không thànhcông? Tại sao cùng một tác phẩm hội họa mà mỗi người xem lại có cảmnhận khác nhau? Những đặc trưng đó phần nào khiến NT hội họa trở nênhuyền bí, khó cắt nghĩa dưới góc độ lý luận nên rất cần có những lý giải khoahọc. Nghiên cứu sinh (NCS) hiểu rằng, trong khi kinh nghiệm tri thức là nềntảng của khoa học thì kinh nghiệm xúc cảm là nền tảng của NT, mà kinhnghiệm xúc cảm thì không ai giống ai. Quá trình triển khai bức vẽ không đơn thuần chỉ là quá trình tư duy, tìmý tưởng và phong cách thể hiện mà còn có sự tác động không nhỏ của trạngthái cảm hứng trong sáng tác. Phải chăng để có những thành công trong sángtác hội hoạ, ngoài bệ đỡ trí tuệ, kiến thức văn hoá và những kiến thức họcthuật, còn có một động lực mạnh mẽ của các dạng tâm lý sáng tạo NT? NCSliên tưởng về quá trình sáng tác hội họa hiệu quả hơn bởi nguồn cảm hứngnghệ thuật (CHNT) khơi nguồn sáng tạo cho HS - một dạng CHNT tuy khárõ ràng nhưng ít được bàn đến. Trong lĩnh vực lý luận phê bình mỹ thuật ở Việt Nam, chừng mực nàođó rất cần những hướng tiếp cận mới có tính liên ngành. Thực tế cho thấykhông ít phong cách và quan điểm sáng tác của các HS đang đi trên conđường dò dẫm và có phần duy lý, thiếu điểm tựa về mặt lý luận. Vì thế côngtác lý luận, phê bình mỹ thuật rất quan trọng trong vai trò định hướng thẩmmỹ cho xã hội, góp phần soi sáng con đường cho các HS để họ vững tâm với 2quan điểm sáng tác của mình, đồng thời góp phần chỉ ra sự trá hình của mộtbộ phận nhỏ đang nương náu trong cái vỏ bọc hội họa, làm mất đi giá trị sángtạo vốn là bản chất của hoạt động sáng tác hội họa. NCS thấy lý luận hội họa ở Việt Nam thường nghiêng nhiều về lịch sửmỹ thuật hoặc nghiên cứu theo hướng lý luận mỹ thuật lại chủ yếu dựa trênhệ thống các ngôn ngữ tạo hình và các tương quan tạo hình, chưa thấy tài liệunào nghiên cứu về CHNT trong khi sáng tác, và tác động của cảm hứng đóđến sự hiện diện của ngôn ngữ hội họa trên bức tranh. Phải chăng lý luận hộihoạ ở Việt Nam rất cần những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản? Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu về CHNT của HSViệt Nam đã trở nên rất cấp thiết đối với công tác lý luận hội hoạ nói riêng vàlý luận mỹ thuật nói chung. Phải tìm thêm những cách tiếp cận mới để hiểuhơn về HS và tác phẩm của họ. Điều đó thôi thúc NCS chọn vấn đề nghiêncứu cho luận án này với tên gọi CHNT trong sáng tác hội họa. 2. Mục đích nghiên cứu Kết hợp các lý luận khoa học về cảm hứng, CHNT, cảm hứng trong sángtác NT với lý thuyết lý luận hội hoạ, thông qua các tác giả, tác phẩm hội họanhằm tìm hiểu về sự tồn tại, biểu hiện và hiệu quả của CHNT trong sáng tác hộihọa. Từ đó có thể hình thành một hướng tiếp cận nghiên cứu lý luận hội họa cótính liên ngành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là CHNT, là yếu tố tinh thần của HS trong quá trình sáng tác hội hoạ.Nghiên cứu về quá trình xảy ra bên trong của HS khi sáng tác hội hoạ, là vềdiễn biến và biểu hiện (bên trong) của sự hình thành ngôn ngữ và phong cáchhội hoạ trên tác phẩm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian là hội hoạ hiện đại Việt Nam, chủ yếu lấy đại diệnlà các HS hiện đang sống và sáng tác ở Hà Nội làm đối tượng khảo sát. Lànhững HS đại diện cho các thế hệ, phong cách. Chú trọng đến các HS đượccác giải thưởng mỹ thuật, các họa sĩ trẻ có hướng sáng tác đặc biệt. Thời giantheo tiến trình lịch sử Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, đặc biệt là giai đoạnsau chủ trương đổi mới và hội nhập từ sau năm 1986. 3 4. Giả thuyết khoa học của đề tài luận án Trong quá trình sáng tác những tác phẩm hội họa, HS thường trải qua mộttrạng thái tâm lý khá đặc bi ...