Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.55 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN); phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN; đề xuất một số giải pháp phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, xây dựng mô hình nghiên cứu và rút ra được những nhân tố tác động đến sự tham gia BHXH TN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂNBẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2015Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN SONGPhản biện 1: GS. TS. Tô Dũng Tiến Hội Kinh tế nông lâmPhản biện 2: GS. TS. Hoàng Đức Thân Trường Đại học Kinh tế quốc dânPhản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng Học viện Nông nghiệp Việt NamLuận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấpHọc viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt NamVào hồi giờ, ngày tháng năm 20Có thể tìm luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính trong hệthống an sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển BHXH chothấy ở những nước mới phát triển kinh tế thị trường, loại hình BHXH đầu tiênthường là BHXH tự nguyện ở mức độ thấp (Trần Quang Hùng, 1998). Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) là một chính sách lớn củaNhà nước, nhằm đảm bảo cho những người lao động không hoặc chưa có cơhội tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH BB) được tiếp cận với hệthống BHXH. Trong nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều lao động không đượctham gia BHXH BB vì họ là những lao động tự do, tự hoạt động sản xuấtkinh doanh. Các đối tượng có thể kể đến như nông dân, lao động tự tạo việclàm, kinh doanh buôn bán nhỏ, lẻ, người lao động trong các làng nghề tiểuthủ công nghiệp ở những nơi không có quan hệ lao động, theo quy định củapháp luật, không thuộc đối tượng tham gia BHXH BB (Mạc Văn Tiến, 2005). Theo Tổng cục thống kê (2014), đến hết quý 2, năm 2014 cả nước cótới 1140,2 nghìn người thiếu việc làm, 876,1 nghìn người thất nghiệp trongtổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh có sự phát triển nhanh, toàn diện vềkinh tế so với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm 2014 thu ngân sách đạt20.966,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân 63 triệu đồng/người (Ban Tuyên giáotỉnh ủy Vĩnh Phúc, 2015). Với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, mức sốngcủa những người lao động trong nông nghiệp, những người lao động tự do đãđược cải thiện, nhiều người có thu nhập khá, có tích lũy nhất định và theo đóhọ có khả năng tham gia BHXH tự nguyện. Phát triển Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là phát triển đối tượng tham giabảo hiểm xã hội tự nguyện là một xu hướng tất yếu nhằm thiết lập một hệthống an sinh xã hội. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong kinh tế trọng điểm BắcBộ, trong những năm qua đã thu hút đối tượng tham gia BHXH TN năm saucao hơn năm trước. Qua 7 năm thực hiện chính sách BHXH TN, số lượngNLĐ tham gia BHXH TN tại Vĩnh Phúc mặc dù năm sau cao hơn năm trước(năm 2008 là 89 người, năm 2014 là 3.166 người tham gia). Thực tiễn chothấy, kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa 1tương xứng với tiềm năng về thu hút đối tượng tham gia. Vấn đề đặt ra là tạisao tiềm năng lớn nhưng số người tham gia BHXH TN lại ít? Phải chăngtrong quá trình thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cònnhiều khó khăn, vướng mắc? Phải chăng cơ chế, chính sách chung về BHXHtự nguyện chưa đủ sức “hút” đối với người lao động? Vậy làm thế nào để tiếptục phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của BHXH tự nguyện trên địa bàntỉnh Vĩnh Phúc? Tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình thực hiện chính sáchBHXH tự nguyện và tìm ra những nguyên nhân việc chưa thu hút người laođộng tham gia BHXH tự nguyện, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bảohiểm xã hội tự nguyện đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn pháttriển BHXH TN; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXHTN; đề xuất một số giải pháp phát triển BHXH TN đối với người lao độngtrên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần bổ sung và làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và thựctiễn phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện; - Đánh giá thực trạng phát triển BHXH TN; phân tích các yếu tố ảnhhưởng tới sự phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàntỉnh Vĩnh Phúc; - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyệnđối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự pháttriển bảo hiểm xã hội tự nguyện và các nguyên nhân ảnh hưởng tới sựphát triển BHXH tự nguyện. - Đối tượng điều tra: Cơ quan BHXH; Người lao động đang thamgia và có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Sự phát triển bảo hiểm xã hội tựnguyện đối với người lao động. Tập trung vào các nhóm đối tượng làngười lao động nông thôn, tự tạo việc làm, lao động tự do, nông dân. 2 - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,tập trung tại Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên, Huyện Yên Lạc,Huyện Bình Xuyên. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ 2008 - 20131.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã góp phần hệ thống hóa, bổ sung, làm rõ những vấn đề về lýluận và thực tiễn cũng như thực trạng phát triển BHXH TN và phân tích cácyếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN; đề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: