Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Số trang: 27      Loại file: doc      Dung lượng: 2.58 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Quản lí hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục" là làm rõ cơ sở lí luận về quản lí hoạt động đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực và thực trạng về quản lí hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học thành phố Hải Phòng, đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học thành phố Hải Phòng nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -----˜˜˜----- TRẦN NGUYÊN LÂM QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰCỞ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC Mà SỐ: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng PGS.TS. Nguyễn Thị TìnhPhản biện 1:..................................................................................Phản biện 2:..................................................................................Phản biện 3:.................................................................................. Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi giờ ngày tháng năm 202...Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Quản lý giáo dục 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, chính phủ các nước đềunhận thức được vai trò quyết định của giáo dục trong việc đưa quốc gia mình hội nhậpthành công nền kinh tế tri thức, kinh tế số. Từ đó, chính phủ đã có những đổi mới sâu rộngtrong lĩnh vực giáo dục để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia mình.Sự đổi mới về giáo dục dạy học chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức sang hình thành cácnăng lực ở người học, hoạt động dạy định hướng vào tích cực hóa người học đã là xuhướng chung hiện nay trên thế giới. Đổi mới kiểm tra đánh giá được xem là then chốt, độtphá trong việc đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực người học. Đánh giá họcsinh là một khâu trong quá trình dạy học có vai trò quan trọng trong giáo dục - dạy học vàtrong công tác quản lí của nhà trường. Đích cuối cùng của đánh giá học sinh là nhằm nângcao chất lượng của hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, sản phẩm giáo dục. Từ việcthu thập, xử lí thông tin trong đánh giá học sinh giúp các cấp quản lí chỉ đạo, tổ chức kịpthời các hoạt động giáo dục - dạy học, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp, kĩ thuật, kếhoạch bài dạy của mình từ đó góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục. Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hànhNghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã đề racác giải pháp nhằm thực hiện đổi mới giáo dục, trong đó có giải pháp: Đổi mới nội dung,phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. Đánh giá kết quả họctập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tựhọc của người học. Cụ thể hóa quan điểm của Đảng về thực hiện đổi mới đánh giá học sinh, ngày 28tháng 8 năm 2014, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về Quy địnhđánh giá học sinh tiểu học. Thông tư ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việcthực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, là tiền đề cho sự chuẩn bị giaiđoạn tiếp theo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT đã giải quyết được một số bất cập, hạn chế về việc đánh giá học sinh trước đây,như: đánh giá tập trung vào lĩnh hội kiến thức, chưa chú ý vào năng lực vận dụng kiếnthức để giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống; quá coi trọng đánh giá bằng điểm sốcác bài thi, kiểm tra; chưa chú ý đến đánh giá quá trình sự hình thành phẩm chất và nănglực học sinh... Tuy nhiên, Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT còn thể hiện sự hạn chế trongquy định đánh giá học sinh và quá trình tổ chức thực hiện gây nhiều áp lực cho giáo viên.Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9năm 2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hànhkèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằmkhắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên. Các Thông tư Quy định đánh giá học sinh tiểuhọc này được hợp nhất bởi văn bản số 03/VBHN-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2016.Ngay sau khi Chương trình giáo dục phổ thông chính thức được ban hành kèm theo Thôngtư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo với lộ trình từ năm học 2020-2021 thực hiện thay sách giáo khoa đối với lớp 1,ngày 04 tháng 9 năm 2020 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá họcsinh tiểu học được ban hành thay thế hoàn toàn cho các Thông tư trước kể từ năm học2024-2025 khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa đối với lớp 5. Từ việc thực hiện đổi mới đánh giá học sinh trước khi ban hành Chương trình giáo 2dục phổ thông đến việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung và thay thế các Thông tư trước vềQuy định đánh giá học sinh tiểu học để ngày càng hoàn thiện đã cho thấy sự chuẩn bị kĩlưỡng, bài bản theo lộ trình thực hiện đổi mới đánh giá, đổi mới chương trình sách giáokhoa của Bộ GD&ĐT được hiệu quả, nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội. Thực chất củaviệc đổi mới đánh giá học sinh là đổi mới cách đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực , coitrọng sự phát triển tối đa khả năng của người học. Cách đánh giá này đòi hỏi các nhà quảnlí giáo dục, giáo viên phải có cách tiếp cận mới trong việc đánh giá học sinh tiểu học, cóbiện pháp quản lí, phương pháp dạy học phù hợp với việc đán ...

Tài liệu có liên quan: