Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 869.14 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lý của Nhà nước đối với các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, luận án "Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam" xây dựng và đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ BÌNH NAM GIANGQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO GHI DANHỞ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022 Luận án được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIANgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà 2. TS. Nguyễn Thị HườngPhản biện 1: PGS .TS. Nguyễn Văn HậuPhản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy VânPhản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Minh PhươngLuận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học việnĐịa điểm: Phòng họp 3A nhà G, Học viện Hành chính Quốc gia, số 77 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.Thời gian: 8 giờ 30 ngày 27 tháng 12 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, văn hóa nói chung và disản văn hoá nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện bản sắc của từng quốcgia, dân tộc. Di sản văn hóa là những giá trị bền vững, được sáng tạo, bảo vệ và lưutruyền trong cộng đồng. Dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng nghìn năm văn hiến và cộngđồng năm mươi tư dân tộc anh em đã hình thành một kho tàng đồ sộ các di sản văn hóavật thể và di sản văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc truyền thống và thể hiện sự đadạng văn hóa. Trong đó, di sản văn hóa phi vật thể đóng một vai trò quan trọng, đượccoi như linh hồn của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Để bảo vệ và tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia, Tổ chứcGiáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã thông qua Công ướcvề Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003). Việt Nam là một trong ba mươiquốc gia đầu tiên gia nhập Công ước. Để tôn vinh và quảng bá bản sắc văn hóa truyềnthống, Chính phủ Việt Nam đã đệ trình UNESCO xem xét và ghi danh các di sản vănhóa phi vật thể. UNESCO đã ghi danh tổng cộng 15 di sản văn hóa phi vật thể của ViệtNam. Di sản được ghi danh thể hiện cam kết quốc gia của Chính phủ với UNESCO vềtrách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đó. Các di sản sau khiđược ghi danh trở thành biểu tượng của địa phương, thương hiệu của quốc gia, tuy nhêncác di sản này lại đang đối mặt với nhiều vấn đề mà các cấp, các ngành cần quan tâm,giải quyết trong thời gian tới. Đó là hiện trạng các chủ thể văn hóa phổ biến, thực hànhsai lệch các giá trị nguyên bản gây biến tướng và mai một di sản. Bên cạnh đó, một sốcộng đồng đã đưa những yếu tố mới, không phù hợp với văn hóa trong quá trình thựchành làm giảm giá trị di sản. Tồn tại tình trạng lợi dụng ảnh hưởng và thương hiệu củadi sản để trục lợi. Thực tế hiện nay cho thấy, bối cảnh thực hành di sản văn hóa phi vậtthể đã biến đổi rất nhiều. Sự thiếu hiểu biết về giá trị và năng lực nhận diện di sản vănhóa phi vật thể được UNESCO ghi danh đã dẫn đến những hệ lụy trong công tác quản lývà bảo vệ di sản, gây ảnh hưởng, mai một các giá trị văn hóa truyền thống. Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm mười bốn tỉnh, với nhiều cộng đồngdân tộc thiểu số đã tạo ra sự đa dạng di sản văn hóa phi vật thể. Theo đó, địa bàn này đãcó 08 di sản trong số 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghidanh. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được ghidanh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc đang xuất hiện nhiều bất cập, như: hệ thốngcác văn bản pháp luật còn thiếu và chưa cập nhật; quá trình tổ chức thực hiện thiếu sựliên kết; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế; hoạt động tuyên 1truyền nâng cao nhận thức và giáo dục về di sản ở một số địa phương chưa hiệu quả;việc huy động các nguồn lực gặp khó khăn; hoạt động thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Sự phát triển của kinh tế và những biến đổi của xã hội trong quá trình hội nhậpquốc tế đã khiến di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản văn hóa phi vật thể của cácdân tộc thiểu số nói riêng đang chịu nhiều sự tác động mạnh mẽ. Quá trình biến đổi hoàncảnh sống và biến động xã hội gây ảnh hưởng đến nhiều giá trị văn hóa bản địa. Vùngtrung du và miền núi phía Bắc có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộinhưng trong nhiều năm qua vẫn là khu vực khó khăn nhất trên cả nước. Yếu tố này đãtác động trực tiếp đến hoạt động bảo vệ cá ...

Tài liệu có liên quan: