Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam
Số trang: 36
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.12 MB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án nghiên cứu có mục tiêu chung là đánh giá hiệu quả hoạt động của các MFI tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC TÂN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc NGND.PGS.TS. Ngô Hướng TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2020 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu Nghèo đói vẫn là thực tế ở hầu hết các nước đang phát triển. Nền kinh tế kémđa dạng, bất bình đẳng về tài sản và phân phối thu nhập, quản lý kém là nguyên nhângốc rễ của nghèo đói (Andy, 2004, dẫn từ Abdulai và Tewari, 2017). Tiếp cận tàichính có thể mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người và sự ổn định trong hệ thống tàichính có thể thúc đẩy việc tiết kiệm và đầu tư hiệu quả, điều này rất quan trọng chonền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh (World Bank, 2015, dẫn từ Abdulai vàTewari, 2017). Tiếp cận tài chính là điều quan trọng đối với người nghèo bởi vì nógiúp họ dễ dàng sử dụng các dịch vụ tài chính để cải thiện cuộc sống. Điều này cónghĩa là các dịch vụ tài chính thậm chí với số lượng nhỏ và dưới nhiều hình thức khácnhau có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong điều kiện kinh tế của người nghèo. Tuy nhiên, việc tài trợ cho người nghèo vẫn là mối quan tâm lớn trên toàn cầudo những thất bại liên quan đến thị trường tín dụng chính thức (Hulme và Mosley,1996), rủi ro cao trong việc trả nợ và thiếu tài sản thế chấp đã tiếp tục là rào cản ngườinghèo tiếp cận các dịch vụ tài chính (Hermes và Lensink, 2007). Vì thế, tài chính vimô đã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệtlà công cuộc giảm nghèo đói tại các quốc gia đang phát triển. Các nghiên cứu củaLegerwood (1998), Morduch và Haley (2002), Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2011) đãcho thấy vai trò của tài chính vi mô đối với giảm nghèo. Tầm quan trọng của tài chínhvi mô đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng đã được khẳng định trong thực tế thôngqua việc Liên hiệp quốc chọn năm 2005 là Năm quốc tế về tài chính vi mô. Tại ViệtNam, khoảng 72% dân số đang sống trong khu vực nông thôn, nơi mà nông nghiệp làngành kinh tế chủ chốt với sự tham gia của 54% lực lượng lao động cả nước. Mộttrong những trở ngại lớn trong việc đạt được các mục tiêu giảm nghèo tại Việt Nam làthiếu các dịch vụ tài chính phù hợp và đáp ứng nhu cầu (Nguyễn Kim Anh và cộng sự,2011). Sự phát triển mạnh mẽ của tài chính vi mô ở Việt Nam trong gần 3 thập kỷ quavề phạm vi tiếp cận và các dịch vụ cung ứng, đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng và tiết 2kiệm, đã khẳng định được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ những người có thu nhậpthấp, người nghèo được tiếp cận với dịch vụ tài chính – ngân hàng. Đặc biệt hơn, sựphát triển mạnh mẽ của tài chính vi mô ở Việt Nam giúp cho người nghèo có đượcnguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần không nhỏ trong côngcuộc giảm nghèo (Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm, 2013). Nhà nước và Chính phủđã có những động thái hết sức tích cực đối với sự phát triển tài chính vi mô ở ViệtNam. Luật tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua năm 2010 là một cột mốc lịch sửkhi coi định chế tài chính vi mô (MFI) là một tổ chức tín dụng (TCTD), với các quyđịnh được luật hóa. Trải qua ba thập kỷ hình thành và phát triển, tài chính vi mô tại Việt Nam đã cónhững đóng góp thành công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sốngcho người dân ở nông thôn. Tuy nhiên, Quách Mạnh Hào (2005) cho rằng ngoài nhữngthành công lớn trong việc tiếp cận đối với người nghèo, các MFI Việt Nam vẫn hoạtđộng chưa thật sự hiệu quả và bền vững. Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm (2013)cũng cho thấy phần lớn các MFI ở Việt Nam đã đạt được chỉ tiêu tự bền vững về hoạtđộng nhưng kết quả chưa cao và chưa đồng đều. Đồng tình với quan điểm trên,Schäfer & Fukasawa (2011) chỉ ra rằng việc gia tăng số người vay có ảnh hưởng tíchcực đến sự bền vững về hoạt động của các MFI, trong khi đó, tỷ lệ xóa nợ trên tổng dưnợ lại có ảnh hưởng tiêu cực. Dissanayake (2014) lại cho rằng chi phí hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đếnkhả năng sinh lợi của các MFI, trong khi, chi phí trên mỗi người vay lại có ảnh hưởngtích cực đến khả năng sinh lợi. Như vậy, có thể thấy việc phát triển hiệu quả và bềnvững của các MFI là một trong những chủ đề nóng được các nhà nghiên cứu cũng nhưcác nhà quản lý quan tâm. Trong đó, việc xác định những yếu tố nào khiến cho cácMFI tại Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả và bền vững là vấn đề cấp thiết. Thực tế cho thấy đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước xem xét các yếutố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các MFI (Abdulai & Tewari, 2017; Lopattavà cộng sự, 2017; Ngo, 2015; Đào Lan Phương và Lê Thanh Tâm, 2017; Schäfer vàFukasawa, 2011; Dissanayake, 2014). Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này, hiệu quảhoạt động của các MFI chỉ được xem xét trên khía cạnh khả năng sinh lời thông qua tỷ 3suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)(Dissanayake, 2014; Abdulai và Tewari, 2017) hoặc khía cạnh tự bền vững về hoạtđộng (Schäfer và Fukasawa, 2011; Dissanayake, 2014; Ngo, 2015; Đào Lan Phươngvà Lê Thanh Tâm, 2017; Abdulai và Tewari, 2017). Trong khi đó, hiệu quả hoạt độngcủa một tổ chức còn được thể hiện thông qua khả năng sử dụng các nguồn lực đầu vàođể tạo ra các đầu ra (Berger và Mester, 1997). Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC TÂN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc NGND.PGS.TS. Ngô Hướng TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2020 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu Nghèo đói vẫn là thực tế ở hầu hết các nước đang phát triển. Nền kinh tế kémđa dạng, bất bình đẳng về tài sản và phân phối thu nhập, quản lý kém là nguyên nhângốc rễ của nghèo đói (Andy, 2004, dẫn từ Abdulai và Tewari, 2017). Tiếp cận tàichính có thể mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người và sự ổn định trong hệ thống tàichính có thể thúc đẩy việc tiết kiệm và đầu tư hiệu quả, điều này rất quan trọng chonền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh (World Bank, 2015, dẫn từ Abdulai vàTewari, 2017). Tiếp cận tài chính là điều quan trọng đối với người nghèo bởi vì nógiúp họ dễ dàng sử dụng các dịch vụ tài chính để cải thiện cuộc sống. Điều này cónghĩa là các dịch vụ tài chính thậm chí với số lượng nhỏ và dưới nhiều hình thức khácnhau có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong điều kiện kinh tế của người nghèo. Tuy nhiên, việc tài trợ cho người nghèo vẫn là mối quan tâm lớn trên toàn cầudo những thất bại liên quan đến thị trường tín dụng chính thức (Hulme và Mosley,1996), rủi ro cao trong việc trả nợ và thiếu tài sản thế chấp đã tiếp tục là rào cản ngườinghèo tiếp cận các dịch vụ tài chính (Hermes và Lensink, 2007). Vì thế, tài chính vimô đã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệtlà công cuộc giảm nghèo đói tại các quốc gia đang phát triển. Các nghiên cứu củaLegerwood (1998), Morduch và Haley (2002), Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2011) đãcho thấy vai trò của tài chính vi mô đối với giảm nghèo. Tầm quan trọng của tài chínhvi mô đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng đã được khẳng định trong thực tế thôngqua việc Liên hiệp quốc chọn năm 2005 là Năm quốc tế về tài chính vi mô. Tại ViệtNam, khoảng 72% dân số đang sống trong khu vực nông thôn, nơi mà nông nghiệp làngành kinh tế chủ chốt với sự tham gia của 54% lực lượng lao động cả nước. Mộttrong những trở ngại lớn trong việc đạt được các mục tiêu giảm nghèo tại Việt Nam làthiếu các dịch vụ tài chính phù hợp và đáp ứng nhu cầu (Nguyễn Kim Anh và cộng sự,2011). Sự phát triển mạnh mẽ của tài chính vi mô ở Việt Nam trong gần 3 thập kỷ quavề phạm vi tiếp cận và các dịch vụ cung ứng, đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng và tiết 2kiệm, đã khẳng định được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ những người có thu nhậpthấp, người nghèo được tiếp cận với dịch vụ tài chính – ngân hàng. Đặc biệt hơn, sựphát triển mạnh mẽ của tài chính vi mô ở Việt Nam giúp cho người nghèo có đượcnguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần không nhỏ trong côngcuộc giảm nghèo (Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm, 2013). Nhà nước và Chính phủđã có những động thái hết sức tích cực đối với sự phát triển tài chính vi mô ở ViệtNam. Luật tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua năm 2010 là một cột mốc lịch sửkhi coi định chế tài chính vi mô (MFI) là một tổ chức tín dụng (TCTD), với các quyđịnh được luật hóa. Trải qua ba thập kỷ hình thành và phát triển, tài chính vi mô tại Việt Nam đã cónhững đóng góp thành công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sốngcho người dân ở nông thôn. Tuy nhiên, Quách Mạnh Hào (2005) cho rằng ngoài nhữngthành công lớn trong việc tiếp cận đối với người nghèo, các MFI Việt Nam vẫn hoạtđộng chưa thật sự hiệu quả và bền vững. Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm (2013)cũng cho thấy phần lớn các MFI ở Việt Nam đã đạt được chỉ tiêu tự bền vững về hoạtđộng nhưng kết quả chưa cao và chưa đồng đều. Đồng tình với quan điểm trên,Schäfer & Fukasawa (2011) chỉ ra rằng việc gia tăng số người vay có ảnh hưởng tíchcực đến sự bền vững về hoạt động của các MFI, trong khi đó, tỷ lệ xóa nợ trên tổng dưnợ lại có ảnh hưởng tiêu cực. Dissanayake (2014) lại cho rằng chi phí hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đếnkhả năng sinh lợi của các MFI, trong khi, chi phí trên mỗi người vay lại có ảnh hưởngtích cực đến khả năng sinh lợi. Như vậy, có thể thấy việc phát triển hiệu quả và bềnvững của các MFI là một trong những chủ đề nóng được các nhà nghiên cứu cũng nhưcác nhà quản lý quan tâm. Trong đó, việc xác định những yếu tố nào khiến cho cácMFI tại Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả và bền vững là vấn đề cấp thiết. Thực tế cho thấy đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước xem xét các yếutố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các MFI (Abdulai & Tewari, 2017; Lopattavà cộng sự, 2017; Ngo, 2015; Đào Lan Phương và Lê Thanh Tâm, 2017; Schäfer vàFukasawa, 2011; Dissanayake, 2014). Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này, hiệu quảhoạt động của các MFI chỉ được xem xét trên khía cạnh khả năng sinh lời thông qua tỷ 3suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)(Dissanayake, 2014; Abdulai và Tewari, 2017) hoặc khía cạnh tự bền vững về hoạtđộng (Schäfer và Fukasawa, 2011; Dissanayake, 2014; Ngo, 2015; Đào Lan Phươngvà Lê Thanh Tâm, 2017; Abdulai và Tewari, 2017). Trong khi đó, hiệu quả hoạt độngcủa một tổ chức còn được thể hiện thông qua khả năng sử dụng các nguồn lực đầu vàođể tạo ra các đầu ra (Berger và Mester, 1997). Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng Tổ chức tài chính vi mô Tài chính vi mô tại Việt Nam Chính sách tài chính vi môTài liệu có liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 417 1 0 -
174 trang 382 0 0
-
102 trang 338 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 336 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 286 0 0 -
7 trang 258 0 0
-
Trao đổi về quy định mới của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3 trang 248 0 0 -
27 trang 225 0 0
-
27 trang 222 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 194 0 0