Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 949.59 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo, đề xuất các biện pháp tâm lý – sư phạm nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VŨ THÚY HOÀN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI TRẺ MẪU GIÁO Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 931 04 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TIẾN HÀNH TẠI HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ - BỘ QUỐC PHÒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Văn Tuân 2. PGS, TS Trương Thị Khánh Hà Phản biện 1: Phản viện 2: Phản viện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện theo quyết định số:......./HV3 ngày tháng năm 2018 của Giám đốc Học viện Chính trị, họp tại Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng. Vào giờ ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Quân đội - Thư viện Học viện Chính trị DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Vũ Thúy Hoàn (2016), “Phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Thủ Đô Hà Nội”. Tạp chí Khoa học, số 6, 2016. 2. Vũ Thúy Hoàn (2017), “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo và tiêu chí đánh giá”. Tạp chí Giáo dục, số 409, kỳ1/7/2017 3. Vũ Thúy Hoàn (2017), “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo”. Tạp chí Giáo dục số 417, kỳ 1/11/2017 4. Vũ Thúy Hoàn (2017), “Một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo”, Tạp chí Khoa học, số 21, 2017. 5. Vũ Thúy Hoàn (2017), “Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non”. Tạp chí Tâm lý học xã hội, số 10, 2017 6. Vũ Thúy Hoàn (2018), “Kỹ năng trao đổi thông tin về nhận thức, tình cảm, hành động của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo”, Tạp chí Tâm lý học xã hội, số 1, 2018 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Giáo viên mầm non (GVMN) là người chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc các loại hình trường công lập, bán công, dân lập, tư thục. Mục đích lao động sư phạm của GVMN nhằm giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Để thực hiện có hiệu quả mục đích trên, GVMN phải có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm mầm non đạt yêu cầu. Một trong những kỹ năng rất quan trọng trong hoạt động sư phạm mà GVMN cần phải có đó là kỹ năng giao tiếp sư phạm (KNGTSP). Bởi vì, thông qua giao tiếp, cô giáo sẽ thiết lập được mối quan hệ với trẻ, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và giúp trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong chương trình giáo dục mầm non. Sự thành thục, linh hoạt trong quá trình giao tiếp của cô với trẻ sẽ là một yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp trẻ yêu cô, yêu lớp, yêu trường mầm non, từ đó khơi dậy ở trẻ những cảm xúc tích cực, phong phú và hứng thú tham gia các hoạt động do cô tổ chức. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, đa số GVMN nhận thức về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, các giáo viên còn xem nhẹ vai trò của KNGTSP trong quá trình giáo dục, dẫn đến chưa chú ý đúng mức tới rèn luyện nâng cao kỹ năng này cho bản thân. Trẻ mẫu giáo là những trẻ từ 3 – 6 tuổi, gồm mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi), mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) và mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi). Ở độ tuổi này, ngôn ngữ nói tuy đã phát triển và trở thành phương tiện giao tiếp chủ đạo của trẻ nhưng vẫn còn hạn chế, tình cảm đang trong giai đoạn phát triển và chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ, kiểu tư duy trực quan hành động đang chiếm ưu thế. Đặc biệt trẻ mẫu giáo bé đang trải qua thời kỷ khủng hoảng tâm lý, với những mâu thuẫn mà trẻ phải vượt qua dưới sự hướng dẫn chăm sóc đúng đắn của nhà giáo dục, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu, mong muốn được tự lập và khả năng còn hạn chế; mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn được làm việc như người lớn với những cấm đoán của người lớn. Những đặc điểm tâm lý đó của trẻ mẫu giáo là một 2 khó khăn đối với người GVMN, đặc biệt trong quá trình giao tiếp. Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về KNGTSP ở những khía cạnh khác nhau, nhưng đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống cả về cơ sở lý luận và thực tiễn KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo thì hiện nay chưa có. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo, đề xuất các biện pháp tâm lý – sư phạm nâng cao KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo; khảo sát, đánh giá thực trạng KNGTSP và các yếu tố ảnh hưởng đến KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo; đề xuất biện pháp tâm lý – sư phạm nâng cao KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo; tổ chức thực nghiệm tác động nâng cao KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học * Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo. * Khách thể nghiên cứu Giáo viên mầm non; trẻ mẫu giáo; cán bộ quản lý trường mầm non. * Phạm vi nghiên cứu: Biểu hiện và mức độ KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo qua “hoạt động học” của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non; các yếu tố ảnh hưởng tới KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo Về khách thể: Giáo viên mầm non đang chăm sóc giáo dục trẻ tại các lớp mẫu giáo; trẻ mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu gi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VŨ THÚY HOÀN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI TRẺ MẪU GIÁO Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 931 04 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TIẾN HÀNH TẠI HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ - BỘ QUỐC PHÒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Văn Tuân 2. PGS, TS Trương Thị Khánh Hà Phản biện 1: Phản viện 2: Phản viện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện theo quyết định số:......./HV3 ngày tháng năm 2018 của Giám đốc Học viện Chính trị, họp tại Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng. Vào giờ ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Quân đội - Thư viện Học viện Chính trị DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Vũ Thúy Hoàn (2016), “Phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Thủ Đô Hà Nội”. Tạp chí Khoa học, số 6, 2016. 2. Vũ Thúy Hoàn (2017), “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo và tiêu chí đánh giá”. Tạp chí Giáo dục, số 409, kỳ1/7/2017 3. Vũ Thúy Hoàn (2017), “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo”. Tạp chí Giáo dục số 417, kỳ 1/11/2017 4. Vũ Thúy Hoàn (2017), “Một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo”, Tạp chí Khoa học, số 21, 2017. 5. Vũ Thúy Hoàn (2017), “Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non”. Tạp chí Tâm lý học xã hội, số 10, 2017 6. Vũ Thúy Hoàn (2018), “Kỹ năng trao đổi thông tin về nhận thức, tình cảm, hành động của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo”, Tạp chí Tâm lý học xã hội, số 1, 2018 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Giáo viên mầm non (GVMN) là người chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc các loại hình trường công lập, bán công, dân lập, tư thục. Mục đích lao động sư phạm của GVMN nhằm giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Để thực hiện có hiệu quả mục đích trên, GVMN phải có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm mầm non đạt yêu cầu. Một trong những kỹ năng rất quan trọng trong hoạt động sư phạm mà GVMN cần phải có đó là kỹ năng giao tiếp sư phạm (KNGTSP). Bởi vì, thông qua giao tiếp, cô giáo sẽ thiết lập được mối quan hệ với trẻ, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và giúp trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong chương trình giáo dục mầm non. Sự thành thục, linh hoạt trong quá trình giao tiếp của cô với trẻ sẽ là một yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp trẻ yêu cô, yêu lớp, yêu trường mầm non, từ đó khơi dậy ở trẻ những cảm xúc tích cực, phong phú và hứng thú tham gia các hoạt động do cô tổ chức. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, đa số GVMN nhận thức về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, các giáo viên còn xem nhẹ vai trò của KNGTSP trong quá trình giáo dục, dẫn đến chưa chú ý đúng mức tới rèn luyện nâng cao kỹ năng này cho bản thân. Trẻ mẫu giáo là những trẻ từ 3 – 6 tuổi, gồm mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi), mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) và mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi). Ở độ tuổi này, ngôn ngữ nói tuy đã phát triển và trở thành phương tiện giao tiếp chủ đạo của trẻ nhưng vẫn còn hạn chế, tình cảm đang trong giai đoạn phát triển và chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ, kiểu tư duy trực quan hành động đang chiếm ưu thế. Đặc biệt trẻ mẫu giáo bé đang trải qua thời kỷ khủng hoảng tâm lý, với những mâu thuẫn mà trẻ phải vượt qua dưới sự hướng dẫn chăm sóc đúng đắn của nhà giáo dục, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu, mong muốn được tự lập và khả năng còn hạn chế; mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn được làm việc như người lớn với những cấm đoán của người lớn. Những đặc điểm tâm lý đó của trẻ mẫu giáo là một 2 khó khăn đối với người GVMN, đặc biệt trong quá trình giao tiếp. Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về KNGTSP ở những khía cạnh khác nhau, nhưng đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống cả về cơ sở lý luận và thực tiễn KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo thì hiện nay chưa có. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo, đề xuất các biện pháp tâm lý – sư phạm nâng cao KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo; khảo sát, đánh giá thực trạng KNGTSP và các yếu tố ảnh hưởng đến KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo; đề xuất biện pháp tâm lý – sư phạm nâng cao KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo; tổ chức thực nghiệm tác động nâng cao KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học * Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo. * Khách thể nghiên cứu Giáo viên mầm non; trẻ mẫu giáo; cán bộ quản lý trường mầm non. * Phạm vi nghiên cứu: Biểu hiện và mức độ KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo qua “hoạt động học” của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non; các yếu tố ảnh hưởng tới KNGTSP của GVMN với trẻ mẫu giáo Về khách thể: Giáo viên mầm non đang chăm sóc giáo dục trẻ tại các lớp mẫu giáo; trẻ mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu gi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tâm lý học Tâm lý học Kỹ năng giao tiếp sư phạm Giáo viên mầm non Tâm lý sư phạmTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tâm lý học
275 trang 547 0 0 -
3 trang 412 3 0
-
Giáo trình Tâm lý học phát triển: Phần 1 - Vũ Thị Nho
84 trang 398 7 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 393 0 0 -
3 trang 304 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 288 0 0 -
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 2
145 trang 281 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Tâm lý học: Phần 1
104 trang 281 0 0 -
Giáo trình Tâm lí học quản lí: Phần 2
217 trang 280 0 0 -
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Tái bản lần thứ năm): Phần 2
125 trang 271 0 0