Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thuỷ sản: Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất hữu cơ trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) thâm canh

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 686.51 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất hữu cơ trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) thâm canh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá mức độ tích lũy và chuyển hóa vật chất dinh dưỡng Cacbon (TOC), Nitơ (TN), Phospho (TP) trong ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, làm cơ sở góp phần cho vấn đề quản lý môi trường ao nuôi tôm công nghiệp hiệu quả và bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thuỷ sản: Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất hữu cơ trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) thâm canh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT HỮU CƠ TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (BOONE, 1931) THÂM CANH Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản Mã số: 9.62.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN TP. HCM, tháng 12/2020 Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: Phản biện 1: Phản biện 2: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Cơ sở Họp tại: Vào .giờ ngày tháng năm Có thể tìm luận án tại: DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Bích Vân, Nguyễn Phúc Cẩm Tú, Đinh thế Nhân và Nguyễn Phú Hòa, 2018. Khảo sát hiện trạng kỹ thuật nuôi và sự tích lũy carbon hữu cơ, nitrogen và phosphorus trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Bạc Liêu. Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, ISSN 1859-4794, tập 60 số 5: 49-55. 2. Nguyễn Thị Bích Vân, Nguyễn Phúc Cẩm Tú, và Nguyễn Phú Hòa, 2019. Khảo sát chất lượng nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) có mật độ nuôi khác nhau tại tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 8/2019. Trang 68-74. 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Sự phát triển của nghề nuôi tôm đã đem lại thu nhập và lợi nhuận cho người nuôi, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường. Các nghiên cứu cho thấy, tôm nuôi chỉ hấp thu một phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, phần còn lại hầu hết Nitơ (75%); Phospho (80%) và khoảng 25% Cacbon hữu cơ từ thức ăn được tích tụ ở đáy ao (Avnimelech, 2009). Kiểm soát tỷ lệ các chất dinh dưỡng (C, N và P) trong nước và bùn đáy ao có vai trò quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước, nhằm đảm bảo điều kiện tối ưu cho tôm nuôi tăng trưởng. Châu Tài Tảo (2014); Đỗ Minh Vạnh và ctv (2016) cho biết có nhiều phương pháp quản lý nguồn gây ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm, trong đó có xu hướng nuôi tôm với mật độ cao và ít thay nước ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Trong những năm gần đây, ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bạc Liêu nói riêng, nhiều hình thức nuôi tôm trong đó nuôi tôm với mật độ cao, sử dụng thức ăn viên công nghiệp ngày càng được ứng dụng rộng rãi, điều này đã dẫn tới sự tích tụ các chất hữu cơ trong ao ngày càng nhiều, môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm, trong khi đó các giải pháp kỹ thuật quản lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi chưa thật sự hợp lý và chưa đồng bộ nên tôm nuôi dễ bị nhiễm bệnh. Thực tế đã có một số biện pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm được nghiên cứu và ứng dụng ở ĐBSCL nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về sự chuyển hóa chất hữu cơ trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong điều kiện không thay nước ở mô hình nuôi tôm thâm canh. Từ thực trạng như vậy, việc “Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất hữu cơ trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) thâm canh” thực sự cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá mức độ tích lũy và chuyển hóa vật chất dinh dưỡng Cacbon (C), Nitơ (N), Phospho (P) trong ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, làm cơ sở góp phần cho vấn đề quản lý môi trường ao nuôi tôm công nghiệp hiệu quả và bền vững. 2 Mục tiêu cụ thể: Xác định mức độ tích lũy vật chất dinh dưỡng C, N, P trong ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng trong ao đất và bể composite ở điều kiệm thí nghiệm. Xác định mức độ tích lũy và chuyển hóa vật chất dinh dưỡng C, N, P trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng không thay nước ở hai mật độ là 50 và 100 con/m2. Truy xuất chuyển hóa chất dinh dưỡng C, N trong tôm thẻ chân trắng bằng đồng vị bền 13C và 15N. Nội dung nghiên cứu Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và ước tính mức độ tích lũy lượng C, N, P trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh không thay nước trong ao đất ở tỉnh Bạc Liêu. So sánh mức độ tích lũy và chuyển hóa C, N, P trong ao đất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh không thay nước ở mật độ nuôi 50 và 100 con/m2. So sánh mức độ tích lũy và chuyển hóa C, N, P trên tôm thẻ chân trắng nuôi trong bể composit không thay nước ở mật độ nuôi 50 và 100 con/m2. Đồng thời truy xuất nguồn gốc C, N trong tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp đồng vị bền 13C và 15N. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Trên cơ sở phân tích hiện trạng kỹ thuật nuôi có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và ước lượng sự chuyển hóa C, N, P trong ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, từ đó xây dựng mối quan hệ giữa ...

Tài liệu có liên quan: