![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa: Gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 508.63 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của luận án nhằm phân tích, nhận diện đặc điểm cơ bản của gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945, luận án làm rõ vai trò, những đóng góp cũng như những hạn chế của gia giáo Huế để từ đó có thể kế thừa hợp lý trong giáo dục gia đình hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa: Gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ----- ----- Nguyễn Thị Tâm Hạnh GIA GIÁO HUẾ THỜI KỲ 1885 - 1945 Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA Hà Nội - 2018Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchNgười hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đình Hằng TS. Đinh Văn HạnhPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 32 - Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào lúc giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Là kinh đô của nhà nước quân chủ - trung ương tập quyềncuối cùng của Việt Nam kéo dài gần 150 năm, Huế là nơi mà dấu ấncủa mô hình đại gia đình phụ quyền Nho giáo được định hình mộtcách đậm nét. Đây cũng là lí do trong bối cảnh của đất nước vào nửacuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, những biểu hiện về sự vachạm, thích ứng giữa văn hóa gia tộc mang tính cổ truyền với các yếutố mới của văn hóa văn minh phương Tây ở Huế mang tính điểnhình, mà gia giáo là một trong những yếu tố có thể nhận diện. Mặtkhác, vốn được lựa chọn làm thủ phủ của cả nước không dựa trên nềntảng là một trung tâm kinh tế, nên sau khi mất vai trò kinh đô (1945),Huế hoàn toàn không còn là vùng đất hấp dẫn để các yếu tố bênngoài tác động vào. Điều này vô hình chung đã giúp Huế bảo lưu, giữgìn những yếu tố truyền thống, trong đó có văn hóa gia đình. Nóicách khác, Huế chính là một trong những điểm nghiên cứu tiêu biểucho vấn đề gia giáo Việt Nam. Nghiên cứu gia giáo Huế với cách tiếp cận mang tính tích hợptheo nguyên tắc liên ngành của văn hóa học, vì thế, sẽ góp thêm mộtgóc nhìn về gia giáo người Việt nói chung, văn hóa Huế nói riêng. 1.2. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vẫn mang đậm nhữngđặc tính của một xã hội nông nghiệp, thể hiện ở tỷ lệ người dân làmnông và sống ở nông thôn rất cao. Ngay cả thị dân, doanh nhân, côngnhân, trí thức, cũng vừa mới rời ruộng đồng không quá một vài thếhệ. Gia đình, vì thế, vẫn giữ vị trí là nền tảng của xã hội, tiếp tụcđóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, định hướng cho mỗicá nhân định hình và phát triển nhân cách. Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện 2đại hóa và kèm theo đó là gia đình người Việt hiện phải từng bướcđối mặt với vấn nạn bố mẹ đang mất dần, thậm chí không có thờigian cho con cái, dẫn đến các hiện tượng tiêu cực liên quan đến giớitrẻ ngày càng phổ biến (cướp giật, bắt cóc, nghiện hút, dối trá vànhiều tệ nạn khác); hoặc ở một thái cực khác là xuất hiện các khuynhhướng lệch lạc trong giáo dục gia đình (chạy theo thành tích, chươngtrình học quá sức). Những phương thức và nội dung giáo dục khôngcòn phù hợp, cản trở sự phát triển của cá nhân; hoặc tinh thần dânchủ văn minh lâu nay được đề xướng trở thành cái cớ vin vào chochủ nghĩa cá nhân phát triển một cách cực đoan, đều là những bàitoán thực tiễn đòi hỏi hướng giải quyết mang tính cấp bách và lâudài. Điều này càng trở nên bức thiết khi ở một góc nhìn xa hơn, trongxu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng với sự xuất hiệncủa thế hệ công dân toàn cầu (global citizen), vấn đề giữ gìn bản sắcđược đặt ra như một nền tảng mang tính nguồn cội và thiêng liêng đểmỗi cá nhân tự tin bước vào thế giới hiện đại. Trong khi đó, về mặt nhận thức, các giá trị văn hóa truyềnthống, trong đó có gia giáo, gia quy, có lúc như đã bị đứt gãy, giánđoạn. Thậm chí có thời kỳ, những gì liên quan đến yếu tố cổ truyềnđều được cho là nhân tố níu kéo làm tụt hậu xã hội. Chính sự nhìnnhận chưa thỏa đáng này khiến quá trình xây dựng các chuẩn mực, hệgiá trị gia đình mới thiếu tính kế thừa và không phát huy hết sứcmạnh nội sinh trong quá trình củng cố, phát triển gia đình cũng nhưgiáo dục gia đình. 1.3. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đặt ra trên đây, tìm hiểuGia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 có ý nghĩa như một bước nghiêncứu căn bản góp phần hệ thống hóa truyền thống gia giáo của ngườiViệt. Có thể coi đây là một trong những quá trình tổng kết tri thức 3truyền thống, phục vụ cho sự phát triển của giáo dục gia đình ViệtNam trên tinh thần vừa gìn giữ, cải tổ và tái sinh những giá trị tinhhoa để phù hợp với cuộc sống hiện đại; vừa vững vàng để tiếp thu vàsáng tạo các chuẩn mực giáo dục gia đình mới. Tất cả nhằm thựchiện mục tiêu xây dựng một nền văn hóa gia đình Việt Nam hài hoàvà hợp lý trên nền tảng truyền thống. Từ đó, gia đình có thể cùng vớigiáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, hỗ trợ người trẻ để họ có thểtrở thành những chủ thể tự tin, tự chủ, trưởng thành, có trách nhiệmvà là nguồn nhân lực có chất lượng của đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Nhóm các công trình của nước ngoài và bằng tiếngnước ngoài Mặc dù các ngành khoa học xã hội nhân văn nước ta phát triểnkhá muộn nhưng từ đầu thế kỷ XX giáo dục gia đình đã được đặc biệtchú ý. Theo đó, các quan điểm liên quan đến nhi đồng học của cáchọc giả trên thế giới bắt đầu được giới thiệu ở Việt Nam. Đáng chú ýnhất là loạt bài viết trên Tạp chí Tri Tân từ số 163 đến 174 đã điểmqua một cách hệ thống các tác phẩm chính yếu ở phương Tây lẫnphương Đông. Các nghiên cứu về nhi đồng học này không tách rờivới giáo dục học - cụ thể là giáo dục gia đình; ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa: Gia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ----- ----- Nguyễn Thị Tâm Hạnh GIA GIÁO HUẾ THỜI KỲ 1885 - 1945 Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA Hà Nội - 2018Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchNgười hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đình Hằng TS. Đinh Văn HạnhPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 32 - Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào lúc giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Là kinh đô của nhà nước quân chủ - trung ương tập quyềncuối cùng của Việt Nam kéo dài gần 150 năm, Huế là nơi mà dấu ấncủa mô hình đại gia đình phụ quyền Nho giáo được định hình mộtcách đậm nét. Đây cũng là lí do trong bối cảnh của đất nước vào nửacuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, những biểu hiện về sự vachạm, thích ứng giữa văn hóa gia tộc mang tính cổ truyền với các yếutố mới của văn hóa văn minh phương Tây ở Huế mang tính điểnhình, mà gia giáo là một trong những yếu tố có thể nhận diện. Mặtkhác, vốn được lựa chọn làm thủ phủ của cả nước không dựa trên nềntảng là một trung tâm kinh tế, nên sau khi mất vai trò kinh đô (1945),Huế hoàn toàn không còn là vùng đất hấp dẫn để các yếu tố bênngoài tác động vào. Điều này vô hình chung đã giúp Huế bảo lưu, giữgìn những yếu tố truyền thống, trong đó có văn hóa gia đình. Nóicách khác, Huế chính là một trong những điểm nghiên cứu tiêu biểucho vấn đề gia giáo Việt Nam. Nghiên cứu gia giáo Huế với cách tiếp cận mang tính tích hợptheo nguyên tắc liên ngành của văn hóa học, vì thế, sẽ góp thêm mộtgóc nhìn về gia giáo người Việt nói chung, văn hóa Huế nói riêng. 1.2. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vẫn mang đậm nhữngđặc tính của một xã hội nông nghiệp, thể hiện ở tỷ lệ người dân làmnông và sống ở nông thôn rất cao. Ngay cả thị dân, doanh nhân, côngnhân, trí thức, cũng vừa mới rời ruộng đồng không quá một vài thếhệ. Gia đình, vì thế, vẫn giữ vị trí là nền tảng của xã hội, tiếp tụcđóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, định hướng cho mỗicá nhân định hình và phát triển nhân cách. Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện 2đại hóa và kèm theo đó là gia đình người Việt hiện phải từng bướcđối mặt với vấn nạn bố mẹ đang mất dần, thậm chí không có thờigian cho con cái, dẫn đến các hiện tượng tiêu cực liên quan đến giớitrẻ ngày càng phổ biến (cướp giật, bắt cóc, nghiện hút, dối trá vànhiều tệ nạn khác); hoặc ở một thái cực khác là xuất hiện các khuynhhướng lệch lạc trong giáo dục gia đình (chạy theo thành tích, chươngtrình học quá sức). Những phương thức và nội dung giáo dục khôngcòn phù hợp, cản trở sự phát triển của cá nhân; hoặc tinh thần dânchủ văn minh lâu nay được đề xướng trở thành cái cớ vin vào chochủ nghĩa cá nhân phát triển một cách cực đoan, đều là những bàitoán thực tiễn đòi hỏi hướng giải quyết mang tính cấp bách và lâudài. Điều này càng trở nên bức thiết khi ở một góc nhìn xa hơn, trongxu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng với sự xuất hiệncủa thế hệ công dân toàn cầu (global citizen), vấn đề giữ gìn bản sắcđược đặt ra như một nền tảng mang tính nguồn cội và thiêng liêng đểmỗi cá nhân tự tin bước vào thế giới hiện đại. Trong khi đó, về mặt nhận thức, các giá trị văn hóa truyềnthống, trong đó có gia giáo, gia quy, có lúc như đã bị đứt gãy, giánđoạn. Thậm chí có thời kỳ, những gì liên quan đến yếu tố cổ truyềnđều được cho là nhân tố níu kéo làm tụt hậu xã hội. Chính sự nhìnnhận chưa thỏa đáng này khiến quá trình xây dựng các chuẩn mực, hệgiá trị gia đình mới thiếu tính kế thừa và không phát huy hết sứcmạnh nội sinh trong quá trình củng cố, phát triển gia đình cũng nhưgiáo dục gia đình. 1.3. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đặt ra trên đây, tìm hiểuGia giáo Huế thời kỳ 1885 - 1945 có ý nghĩa như một bước nghiêncứu căn bản góp phần hệ thống hóa truyền thống gia giáo của ngườiViệt. Có thể coi đây là một trong những quá trình tổng kết tri thức 3truyền thống, phục vụ cho sự phát triển của giáo dục gia đình ViệtNam trên tinh thần vừa gìn giữ, cải tổ và tái sinh những giá trị tinhhoa để phù hợp với cuộc sống hiện đại; vừa vững vàng để tiếp thu vàsáng tạo các chuẩn mực giáo dục gia đình mới. Tất cả nhằm thựchiện mục tiêu xây dựng một nền văn hóa gia đình Việt Nam hài hoàvà hợp lý trên nền tảng truyền thống. Từ đó, gia đình có thể cùng vớigiáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, hỗ trợ người trẻ để họ có thểtrở thành những chủ thể tự tin, tự chủ, trưởng thành, có trách nhiệmvà là nguồn nhân lực có chất lượng của đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Nhóm các công trình của nước ngoài và bằng tiếngnước ngoài Mặc dù các ngành khoa học xã hội nhân văn nước ta phát triểnkhá muộn nhưng từ đầu thế kỷ XX giáo dục gia đình đã được đặc biệtchú ý. Theo đó, các quan điểm liên quan đến nhi đồng học của cáchọc giả trên thế giới bắt đầu được giới thiệu ở Việt Nam. Đáng chú ýnhất là loạt bài viết trên Tạp chí Tri Tân từ số 163 đến 174 đã điểmqua một cách hệ thống các tác phẩm chính yếu ở phương Tây lẫnphương Đông. Các nghiên cứu về nhi đồng học này không tách rờivới giáo dục học - cụ thể là giáo dục gia đình; ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Văn hóa Văn hóa học Gia giáo Huế Đặc điểm cơ bản của gia giáo HuếTài liệu có liên quan:
-
205 trang 460 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 413 1 0 -
174 trang 378 0 0
-
206 trang 310 2 0
-
228 trang 277 0 0
-
32 trang 257 0 0
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 245 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
208 trang 238 0 0
-
27 trang 220 0 0
-
27 trang 214 0 0
-
293 trang 198 0 0
-
200 trang 195 0 0
-
13 trang 186 0 0
-
124 trang 184 0 0
-
143 trang 181 0 0
-
12 trang 179 0 0
-
259 trang 177 0 0
-
261 trang 177 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
201 trang 169 0 0