Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận văn Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới nghê thuật tiểu thuyết Cao Duy Sơn

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.75 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: chương 1 tiểu thuyết Cao Duy Sơn trong nguồn chung của văn xuôi viết về miền núi sau 1975; chương 2 hiện thực cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn; chương 3 thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Cao Duy Sơn từ phương thức thể hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới nghê thuật tiểu thuyết Cao Duy SơnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGHUỲNH THỊ MỸ PHỤNGTHẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾTCAO DUY SƠNChuyên ngành: Văn học Việt NamMã số : 60.22.34TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNĐà Nẵng – Năm 2013Công trình được hoàn thành tạiĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị HườngPhản biện 1: TS. Cao Xuân PhươngPhản biện 2: TS. Hồ Sỹ NguyênLuận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văntốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn tại ĐạiHọc Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 05 năm 2013.Có thể tìm hiểu Luận văn tại:- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng1MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Đề tài miền núi là một trong những mảng đề tài lớn củavăn học Việt Nam hiện đại. Hiện thực và con người miền núi đãđược nhiều cây bút quan tâm, thể hiện và đạt được nhiều thành tựu.Có thể nói, mảnh đất miền núi là nơi duy nất có sự hiện diện đầy đủvăn hóa các dân tộc anh em. Đây cũng là một khu vực văn học đặcbiệt bởi có sự tham gia của người dân tộc thiểu số trong đội ngũ sángtác. Mỗi nhà văn khơi sâu vào một “nguồn mạch riêng” về số phậnvà bản sắc của mỗi dân tộc để góp phần tạo nên tầm vóc chung củavăn xuôi hiện đại.Nhiều thế hệ nhà văn bao gồm cả những tài năng từ miền xuôigắn bó máu thịt với miền núi như Tô Hoài, Mạc Phi, Nguyên Ngọc,Ma Văn Kháng… đến những cây bút thuộc các vùng dân tộc như ĐỗBích Thuý, Niê Thanh Mai, Linh Nga Niê Kđăm v.v.. đều dành phầnlớn công sức và nhiệt huyết của mình cho đề tài miền núi. Hòa chungvào dòng chảy của văn chương dân tộc, Cao Duy Sơn tạo ra một“dòng chảy riêng” khiến cho dòng chảy chung đó “lớn”, “mạnh”, và“đa dạng” hơn.1.2. Cao Duy Sơn được đông đảo bạn đọc biết đến với hàngloạt truyện ngắn, tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết về đề tài miền núi cótầm vóc xứng đáng với số phận lịch sử của miền Tây Bắc. Hơn nửađời người gắn bó với mảnh đất Cao Bằng, hiện thực và con ngườinơi đây là chất liệu, là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận cho nhữngđứa con tinh thần của ông. Đó là những chặng đường dài, là sự kếttinh thành tựu của Cao Duy Sơn về đề tài dân tộc và miền núi. Tácphẩm của ông đã tạo được tiếng vang lớn và đạt được nhiều giảithưởng của Hội nhà văn Việt Nam.1.3. Tìm hiểu, nghiên cứu về văn học miền núi, nhất là vớinhững sáng tác do chính các tác giả người miền núi viết là một việclàm có ý nghĩa thiết thực, góp phần khẳng định, giữ gìn và phát huybản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.2Chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Cao Duy Sơnđể nghiên cứu với mong muốn đánh giá một cách hệ thống tác phẩmcủa Cao Duy Sơn, nhằm khẳng định sự đóng góp của Cao Duy Sơnvà của mảng văn học miền núi trong thành tựu đa dạng của văn xuôihiện đại.2. Lịch sử vấn đề2.1. Những bài báo, công trình liên quan gián tiếp đến đềtàiMột số tác giả nghiên cứu đề tài miền núi có đề cập tác phẩmcủa Cao Duy Sơn như : Nguyễn Chí Hoan, Hữu Thỉnh, Đỗ Đức, LâmTiến…Khi nhận xét về cá tính sáng tạo của nhà văn Cao Duy Sơn,Lâm Tiến viết: “Ông miêu tả nhân vật dưới góc độ đời tư có số phậnriêng và một sự tự ý thức. Điều đó càng được thể hiện rõ trongnhững truyện ngắn sau này của ông(…). Nhà văn Lê Văn Thảo nhậnxét: “Cao Duy Sơn kể về cuộc sống của con người miền núi, nhưngtác phẩm đã vượt ra khỏi ranh giới địa phận người dân tộc mà đạtđến một ý nghĩa sâu xa hơn- nỗi đau chung vẫn hằn trong tâm thứccon người”. Đỗ Đức qua bài viết trên Báo Văn nghệ (2008) Ban maicó một giọt sương nhận định: “Văn trong tập này của Cao Duy Sơngiống tổ chim gáy ấy. Nó không cầu kỳ thoáng đọc còn cảm thấy nóquềnh quàng vụng dại. Nhưng truyện nào cũng có những câu khiếnngười ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nóra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình” […]Trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Văn nghệquân đội, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh nhận xét: “Tậptruyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối của Cao Duy Sơn đem đến chongười đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miềnnúi, vừa cổ kính vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất”[61, tr.52]2.2. Những bài báo, công trình đề cập thế giới nghệ thuậttiểu thuyết Cao Duy Sơn3Bên cạnh những bài nhận xét chung về sự nghiệp và tiểuthuyết đề tài miền núi của Cao Duy Sơn, vẫn có nhiều ý kiến riêngvề từng tác phẩm cụ thể.Ngay từ khi mới ra đời, Đàn trời đã tạo ra những luồngtranh luận khác nhau. Khi nói về tiểu thuyết Đàn trời, trong Cõi nhângian như cổ tích, Nguyễn Chí Hoan nhận xét: “Chủ đề của cuốn tiểuthuyết được khai triển song song trên hai tuyến thời gian quá khứ,hiện tại(…). Bằng cách ấy, tiểu thuyết này kể cho chúng ta nghe mộtcâu chuyện cổ tích qua một phiên bản hiện đại.” [11, tr. 29]So với Đàn trời, Chòm ba nhà chưa thật sự thu hút được sựquan tâm của bạn đọc. Đến nay, chúng tôi chỉ thu thập được bài nhậnxét về Chòm ...

Tài liệu có liên quan: