Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Thực trạng chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2019

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 496.83 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tiến hành đánh giá kết quả chăm sóc và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc đối với trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Thực trạng chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2019 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy hô hấp là tình trạng suy giảm đáng kể khả năng trao đổikhí của hệ hô hấp biểu hiện bằng sự giảm oxy máu (hypoxemin)và/hoặc tăng CO2 máu (hupercapnia). Suy hô hấp là nguyên nhân tửvong hàng đầu ở trẻ sơ sinh Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất nặng nề, luôn đe dọatính mạng của trẻ, để điều trị SHH ở trẻ sơ sinh đạt hiệu quả, ngoàinhững kỹ thuật điều trị SHH nói chung như đảm bảo thông khí,chống toan hóa máu, trợ tim mạch…, khi điều trị SHH cho trẻ sơ sinhcần đặc biệt quan tâm đến chăm sóc thân nhiệt của trẻ, tình trạng dinhdưỡng (chống suy kiệt), vệ sinh vô khuẩn để tránh lây nhiễm chéocũng như nhiễm trùng cơ hội. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy hô hấp sơ sinh đòi hỏi được thựchiện theo một quy trình điều dưỡng nghiêm ngặt, được thực hiện bởicác điều dưỡng chuyên khoa mới nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chếcác tổn thương cơ quan và cải thiện tình hình tử vong. Tuy nhiên,việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy hô hấp cũng như ảnh hưởng của việcchăm sóc đến kết quả điều trị trẻ sơ sinh SHH vẫn chưa được nghiêncứu, đánh giá. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng chămsóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh bệnh viện Sản Nhi BắcNinh năm 2019” nhằm 2 mục tiêu: • Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh suy hôhấp tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2019. • Đánh giá kết quả chăm sóc và phân tích một số yếu tố liênquan đến kết quả chăm sóc đối với trẻ sơ sinh suy hô hấp tại KhoaSơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm phát triển và chức năng hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển phổi ở trẻ sơ sinh 1.1.2. Đặc điểm sinh lý hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh 1.2. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. 1.2.1. Khái niệm Suy hô hấp (SHH) là tình trạng suy giảm đáng kể khả năng 2trao đổi khí của hệ hô hấp, biểu hiện bằng sự giảm O2 máu(hypoxemin) và/hoặc tăng CO2 máu (hypercapnia) [4]. Đây là mộthội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh lý tại cơ quanhô hấp hoặc các cơ quan khác. Trong đó, bệnh màng trong (BMT) lànguyên nhân hàng đầu, do thiếu tổng hợp Surfactant [4]. 1.2.2. Dịch tễ học 1.2.3. Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh 1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻsơ sinh 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng: 1.3.2. Cận lâm sàng 1.3.3. Đánh giá mức độ SHH 1.4. Điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp [2], [13], [27], [45] 1.4.1. Điều trị cơ bản 1.4.2. Điều trị nguyên nhân 1.5. Chăm sóc của điều dưỡng đối với trẻ sơ sinh suy hô hấp 1.5.1. Nguyên tắc chăm sóc - Dự phòng hạ thân nhiệt. - Đảm bảo thông khí - Đảm bảo dinh dưỡng - Đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn - Đảm bảo vệ sinh 1.5.2. Chăm sóc cụ thể a. Chăm sóc dự phòng hạ thân nhiệt b. Quy trình chăm sóc và theo dõi thở oxy c. Chăm sóc trẻ thở CPAP d. Chăm sóc trẻ có đường truyền tĩnh mạch e. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp f. Chăm sóc vệ sinh thân thể, chăm sóc rốn g. Chăm sóc bệnh nhi trước và sau bơm surfactant: 1.5.3. Phòng ngừa suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. 1.6. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp -Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân có thể ảnh hưởng đến kết quảchăm sóc trẻ. Ở trẻ sơ sinh non tháng các hệ cơ quan chưa hoànchỉnh, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, trung tâm điều hòa chưa hoànchỉnh dẫn đến việc duy trì thân nhiệt trẻ sơ sinh non tháng khó khăn. 3Mặt khác ở trẻ non tháng hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên việcnuôi dưỡng trẻ khó khăn hơn. - Trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân việc thực hiện các thủ thuậttrên cơ thể trẻ khó khăn hơn, đặc biệt là kỹ thuật đặt catherter tĩnhmạch trung tâm, catherter ngoại vi khó khăn do thành mạch nhỏ, dễvỡ nên việc chăm sóc trẻ qua đường tĩnh mạch khó khăn. 1.7. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới 1.7.1. Trên thế giới Năm 1999, Yusuf và cộng sự tiến hành đánh giá hồ sơ và kếtquả của trẻ sơ sinh bị SHH nhập viện tại Bệnh viện Đại học Aga Khanở Karachi, Pakistan. Tỉ lệ tử vong chung của trẻ sơ sinh có ARDS đãghi nhận là 81/200 (41%) và cao nhất (70%) đối với trẻ sơ sinh có cân 400 (P =0.001), sự phát triển suy thận cấp (nguy cơ tương đối) (RR 2,6, 95%CI 1,3-5,2) và tràn khí màng phổi (RR 3,7, 95% CI 1,8-7,7) [52]. Nghiên cứu của Alok Kumar và cộng sự năm 1996 trên đốitượng 4050 trẻ sơ sinh, tỉ lệ SHH vào viện là 6,7%, trong đó SHH ởtrẻ đẻ non chiếm tỉ lệ cao nhất (30,0%), ở trẻ già tháng là 20,9%. Vềphương diện tuổi thai, 100% các trẻ dưới 26 tuần có SHH, trongnhóm 32 tuần tuổi thai, tỉ lệ SHH là 57,14%, và ở nhóm 36 tuần tuổichỉ chiếm 3,70%. Tỉ lệ tử vong do SHH là 43,61% [40]. Nghiên cứu của Saeed Zaman và cộng sự năm 2008, trên đốitượng 659 trẻ sơ sinh được chuyển đến bệnh viện Bệnh viện Quânđội Hoàng gia Sharurah - Saudi Arabia trong 12 tháng có tình trạngSHH. Tỉ lệ SHH tổng thể là 4,24%. Tỉ lệ hiện mắc là 19,7% ở trẻ nontháng [46]. Nghiên cứu của Ghafoor và cộng sự năm 2003 trên đối tượng 94trẻ sơ sinh có SHH, tỉ lệ trẻ đẻ non chiếm 93,61% (trích dẫn từ [46]). Năm 2015, Maryam Saboute và cộng sự công bố nghiên cứutại khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Akbarabadi (Tehran-Iran)vào mùa xuân năm 2011 trên đối tượng 74 trẻ non tháng có tuổi thai 4nghịch với nhau (p = 0,05). Thời gian dùng Betamethasone trước khisinh ở nhóm trẻ sống dài hơn ở nhóm tử vong (p 5 2.1.2. Địa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: