Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ứng dụng ống nano cacbon trong chất lỏng tản nhiệt cho linh kiện điện tử công suất lớn

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.45 MB      Lượt xem: 106      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa vào những kết quả nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu ống nano cacbon tại Viện Khoa học Vật liệu và những thành tựu của các nhóm nghiên cứu trên thế giới về ứng dụng ống nano cacbon làm vật liệu tản nhiệt, tác giả đặt mục tiêu ứng dụng ống nano cacbon trong chất lỏng tản nhiệt cho linh kiện điện tử công suất lớn. Do đó, tác giả chọn hướng nghiên cứu với nội dung: “Nghiên cứu ứng dụng ống nano cacbon trong chất lỏng tản nhiệt cho linh kiện điện tử công suất lớn” là đề tài Luận văn Thạc sỹ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ứng dụng ống nano cacbon trong chất lỏng tản nhiệt cho linh kiện điện tử công suất lớn ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ỐNG NANO CACBONTRONG CHẤT LỎNG TẢN NHIỆT CHO LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT LỚN Chuyên ngành: Vật lý Chất rắn Mã số: 60440104 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN NGỌC MINH HÀ NỘI - 2015 1 MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ viđiện tử, nano điện tử cho phép các linh kiện điện tử và quang điện tử tăng mạnh cảvề mật độ linh kiện, công suất và tốc độ hoạt động. Tuy nhiên, các linh kiện điện tử,nhất là các linh kiện điện tử công suất lớn như điốt phát quang độ sáng cao (HighBrightness LED – HBLED) hay vi xử lý máy tính (Center Processing Unit - CPU)với mật độ tích hợp transistor lên tới 400 triệu khi hoạt động trong một thời gian đủdài sẽ tiêu tốn năng lượng và giải phóng nhiệt lượng lớn có thể làm giảm hiệu quả,công suất cũng như độ bền. Do vậy, việc cải tiến nâng cao hiệu quả tản nhiệt sẽgiúp kéo dài tuổi thọ, tăng hiệu suất và công suất phát quang của LED, nâng cao tốcđộ hoạt động của CPU nói riêng cũng như hiệu quả, và độ bền của các linh kiệnđiện tử công suất khác. Do đó, bài toán tản nhiệt cho các linh kiện điện tử công suấtlớn là một bài toán quan trọng và cần được nghiên cứu giải quyết. Các phương pháptản nhiệt phổ biến được sử dụng hiện nay là: tản nhiệt bằng quạt, ống dẫn nhiệt,dùng hóa chất tản nhiệt, làm mát bằng nhiệt điện, tản nhiệt bằng chất lỏng. Trongcác phương pháp trên, phương pháp tản nhiệt bằng chất lỏng được ứng dụng rộngrãi cho các linh kiện điện tử công suất cao bởi giá thành hợp lí, khả năng tản nhiệttốt và phù hợp với các linh kiện điện tử công suất cao. Sự ra đời và phát triển của công nghệ nano đã tạo ra nhiều loại vật liệu mới cókhả năng ứng dụng cao trong công nghiệp và đời sống, trong đó tiêu biểu là vật liệuống nano cacbon (CNTs - Carbon NanoTubes). Các nghiên cứu lý thuyết và thựcnghiệm đều cho thấy vật liệu CNTs là vật liệu có độ dẫn nhiệt cao được biết đếnhiện nay, với CNTs đơn sợi độ dẫn nhiệt có thể lên đến 2000 W/mK. Tính chất ưuviệt này của CNTs đã mở ra hướng ứng dụng trong việc nâng cao độ dẫn nhiệt chocác vật liệu, trong hệ thống tản nhiệt cho các linh kiện và thiết bị công suất, đặc biệtlà hướng ứng dụng trong chất lỏng tản nhiệt. Dựa vào những kết quả nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu ống nanocacbon tại Viện Khoa học Vật liệu và những thành tựu của các nhóm nghiên cứu 2trên thế giới về ứng dụng ống nano cacbon làm vật liệu tản nhiệt, chúng tôi đặt mụctiêu ứng dụng ống nano cacbon trong chất lỏng tản nhiệt cho linh kiện điện tử côngsuất lớn. Do đó, tôi chọn hướng nghiên cứu với nội dung: “Nghiên cứu ứng dụngống nano cacbon trong chất lỏng tản nhiệt cho linh kiện điện tử công suất lớn”là đề tài Luận văn Thạc sỹ. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN1.1 Tổng quan về vật liệu ống nano cacbon1.1.1 Lịch sử phát triển - Cacbon Trong bảng hệ thống tuần hoàn cacbon là nguyên tố nằm ở vị trí thứ 6, có batrạng thái lai hóa sp1, sp2, sp3 tồn tại trong các dạng vật chất khác nhau của cacbon. a) sp1 – dạng thẳng b) sp2 – dạng tam giác c) sp3 – dạng tứ diện Hình 1.1. Các trạng thái lai hóa khác nhau của cacbon - Graphite Graphite hay than chì là một dạng thù hình của cacbon, có cấu trúc lớp. Bêntrong mỗi lớp mỗi một nguyên tử cacbon liên kết phẳng với ba nguyên tử cacbonkhác bên cạnh bằng liên kết cộng hóa trị với góc liên kết là 120o.[28] Hình 1.2. Cấu trúc Graphite a) Chiều đứng; b) Chiều ngang [28] 4 - Kim cương Kim cương là một dạng cấu trúc tinh thể khác của cacbon. Cấu trúc của mạngtinh thể kim cương được thể hiện trên hình 1.3a. Hình 1.3. a) Cấu trúc tinh thể của Kim cương; b) Tinh thể Kim cương tự nhiên - Fullerenes Fullerenes là một lồng phân tử cacbon khép kín với các nguyên tử cacbon sắpxếp thành một mặt cầu hoặc mặt elip. a) Fullerene C60 b) Fullerene C70 c) Fullerene C80 Hình 1.4. Cấu trúc cơ bản của các Fullerenes a) C60; b) C70; c) C80 - Ống nano cacbon Có hai loại ống nano cacbon là ống đơn tường và đa tường. Hình 1.5. Các dạng cấu trúc của CNTs: a) SWCNTs; b) MWCNTs 51.1.2 Cấu trúc của ống nanô các bon Cấu trúc của vật liệu CNTs được đặc trưng bởi véc tơ Chiral, kí hi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: