Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.59 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần hệ thống hóa lý luận về liên kết sản xuất nông nghiệp. Tìm hiểu tình hình liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ MAI HẰNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đăk Lăk - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trường Sơn Phản biện 1: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 2: TS. Hoàng Văn Long Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văntốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Đại học Đà Nẵngvào ngày 16 tháng 10 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của tỉnhĐăk Lăk, đồng thời cũng là trung tâm có vị trí chiến lược quan trọngcủa toàn vùng Tây Nguyên. Thành phố có diện tích tự nhiên377,096km2, có 21 đơn vị hành chính cấp xã phường (gồm 13phường và 8 xã) với dân số 355.674 người (năm 2015) gồm trên 40dân tộc anh em đang làm ăn sinh sống. Buôn Ma Thuột có 35% dân số sống ở nông thôn và hoạt độngsản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng74,16% diện tích đất và đóng góp 13,4% tổng giá trị sản xuất theogiá hiện hành. Hoạt động sản xuất nông nghiệp tập trung vào các loạinông sản nổi tiếng và có thế mạnh như tiêu, cà phê, cao su, bơ, sầuriêng …Tuy nhiên hoạt động sản xuất và tiêu thụ các loại nông sảnkể trên phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường, giá cả và điều kiện tựnhiên. Trong đó khó khăn thách thức lớn nhất là được mùa mất giá.Đồng thời điều kiện bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạchchưa tốt khiến cho chất lượng nông sản thấp, vì vậy tuy sản lượng vàgiá trị nông sản xuất khẩu qua các năm liên tục tăng nhưng giá trị giatăng thấp. Trong chuỗi giá trị nông sản nước ta chủ yếu tham gia ởkhu vực sản xuất nên giá trị gia tăng nhỏ. Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác giữa hai hay nhiều chủthể kinh tế trong hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi ích nhiều hơncho các bên tham gia. Mục tiêu của liên kết kinh tế là nhằm phát huycác lợi thế, bù đắp các hạn chế thiếu hụt của các bên tham gia thôngqua phối hợp hoạt động giữa các bên. 2 Để phát triển sản xuất nông nghiệp vấn đề liên kết giữa cácchủ thể khác nhau trong sản xuất nông nghiệp (nông dân, doanhnghiệp và tổ chức kinh tế, nhà nước – nhà quản lý, nhà khoa học)trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là hết sức quan trọng. Nhằmkhuyến khích liên kết trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Thủtướng chính phủ đã ban hành nghị định 62/2013/QĐTTg về “Chínhsách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêuthụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”. Tại thành phố Buôn MaThuột các liên kết kinh tế trong nông nghiệp đã hình thành và pháthuy tác dụng nhất định trong sự phát triển nông nghiệp của thànhphố. Tuy nhiên các liên kết này chưa thật sự bền vững, còn lỏng lẻovà vẫn còn nhiều hạn chế. Do việc tổ chức liên kết chưa hiệu quả nênphần lớn các thiệt thòi đều dồn cho người nông dân hoặc các tổ chứcsản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi xin chọn đề tài “Liên kết sảnxuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” làm đềtài nghiên cứu nhằm tìm hiểu tình hình liên kết sản xuất nông nghiệp,các khó khăn, thuận lợi và đề ra các giải pháp nhằm phát triển liênkết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Góp phần hệ thống hóa lý luận về liên kết sản xuất nôngnghiệp. - Tìm hiểu tình hình liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bànthành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển liên kết sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận vàthực tiễn liên quan đến liên kết trong sản xuất nông nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Luận văn nghiên cứu về liên kết trong sảnxuất nông nghiệp tập trung vào sản xuất cà phê thành phố Buôn MaThuột. - Về mặt không gian: Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk. - Về mặt thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn2008-2015 và các giải pháp đề xuất trong luận văn định hướng đếnnăm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập số liệu sơ cấp trên80 hộ tại 3 xã Hòa Thuận, Ea Kao và xã ...

Tài liệu có liên quan: