Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của đương sự trong xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự ở Tòa án nhân dân tối cao

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 544.92 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền của đương sự trong xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ, việc dân sự tại TANDTC đồng thời phân tích, luận giải, đánh giá những điểm hạn chế, vướng mắc theo quy định của pháp luật hiện hành về quyền của đương sự trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo quyền của đương sự trong GĐT,TT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của đương sự trong xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự ở Tòa án nhân dân tối cao BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ------------------------ LÊ THỊ XUÂN QUYỀN CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 8380102 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨCHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, NĂM 2019 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền con người, quyền công dân là quyền hiến định trong Hiến phápnăm 2013 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 14 Hiến phápkhẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền conngười, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đượccông nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Hiệnthực hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trongHiến pháp, Điều 2 BLDS năm 2015 quy định về việc Nhà nước công nhận,tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của con người, của công dân: “Ởnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được côngnhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân là cơ quanxét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhândân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân. Điều 2. L uật TCTAND năm 2014 quy địnhvề chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân như sau: Tòa ánnhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảovệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa ánnhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hìnhsự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hànhchính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầyđủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quátrình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tộihoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp,quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phảiđược cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quanphải nghiêm chỉnh chấp hành. Bảo vệ quyền con người thông qua chức năng thực hiện quyền tư phápmà cụ thể là thông qua việc xét xử trong lĩnh vực tố tụng dân sự là nội dung 1lớn trong hoạt động của ngành Tòa án, được thực hiện theo quy định củapháp luật về tố tụng dân sự. Khoản 2, Điều 13 BLTTDS 2015 quy định: “Tòaán có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Tòa án thực hiện nhiệm vụ của mình tronglĩnh vực dân sự bằng việc xét xử các vụ việc dân sự. Việc xét xử vụ việc dânsự được thực hiện ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Bản án, quyết định củaTòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật khi đã hết thời hiệu kháng cáo,kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị. Bản án, quyết định của Tòaphúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi quyết định. Việc xét lại bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm là trình tự đặc biệt,do Tòa án nhân dân tối cao và TAND cấp cao thực hiện trong những trườnghợp do pháp luật quy định. Việc xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩmbản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhằm bảo đảm triệt để việc bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự. Thực hiện quy định Hiến pháp 2013, Luật TCTAND 2014 và BLTTDS2015, những năm qua, ngành Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dântối cao, TAND cấp cao đã có những hoạt động tích cực nhằm thành lập hệthống Tòa án nhân dân cấp cao, tổ chức lại bộ máy, nâng cao trình độ quảnlý, điều hành, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, bảo đảm thực hiện tốt chứcnăng xét xử. Do vậy, chất lượng hoạt động xét xử ở các cấp Tòa án đã đượcnâng cao rõ rệt, quyền con người, quyền công dân trong tố tụng dân sự nóichung và trong xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng được bảo đảm;nhiều vụ việc dân sự phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, góp phầnbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nâng cao uy tín của ngànhTAND, góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự x ...

Tài liệu có liên quan: