Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 821.31 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn hệ thống hóa lý luận phát triển nuôi trồng thủy sản cho một địa phương; đánh giá tình hình thực tế phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2011-2016; đề xuất những giải pháp để phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN QUẾ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUMTÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng – 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: PGS.TS. Đăng Văn Mỹ Phản biện 2:PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpthạc sĩ Quản lý Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học ĐàNẵng vào ngày 8 tháng 9 năm 2017.Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kon Tum là tỉnh ở bắc Tây Nguyên, được thiên nhiên ưu đãimột hệ thống sông, suối, ao, hồ và điều kiện khí hậu, thời tiết kháthích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Thời gianqua, Nhà nước quan tâm đầu tư, nghề nuôi cá trở thành ngành nghềmới đối với nhiều người dân. Giai đoạn 2011 - 2016 ngành NTTScủa tỉnh sản lượng tăng bình quân 12,6 %/năm. Dù mới được hìnhthành, nhưng NTTS ở địa phương ngày càng khẳng định vị trí, manglại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tếnông nghiệp ở các vùng nông thôn, miền núi, giải quyết việc làm,tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầutư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, NTTS tỉnh Kon Tum cũng đang phải đối mặt vớinhiều thách thức và khó khăn như: NTTS còn manh mún, nhỏ lẻ; hệthống cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS chưa được đầu tư đồng bộ; sựtương trợ giữa các ngành, lĩnh vực, việc huy động các nguồn lực đểphát triển NTTS chưa hiệu quả,... đang là những yếu tố gây cản trởcho việc phát triển của ngành NTTS tỉnh Kon Tum thời gian đến. Với thực tế nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển nuôitrồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm luận văn tốtnghiệp lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận phát triển nuôi trồng thủy sản cho mộtđịa phương. - Đánh giá tình hình thực tế phát triển nuôi trồng thủy sản giaiđoạn 2011-2016. 2 - Đề xuất những giải pháp để phát triển nuôi trồng thủy sảntrên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn pháttriển nuôi trồng thủy sản tỉnh Kon Tum. b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu xem xét các vấn đề có liên quanđến phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Về không gian: Tại tỉnh Kon Tum. - Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủysản trong giai đoạn 2011-2016. Các giải pháp đề xuất có giá trị trongnhững năm tới. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp phân tích so sánh. 5. Bố cục của luận văn - Chương 1. Những vấn đề chung về phát triển nuôi trồng thủysản. - Chương 2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địabàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016. - Chương 3. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địabàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh: kinh tế,môi trường, xã hội và kỹ thuật, đưa ra những cái nhìn toàn diện nhấtvề từng vấn đề phát triển NTTS. Tuy nhiên đến nay chưa có côngtrình nào đi sâu nghiên cứu về phát triển NTTS tỉnh Kon Tum. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NUÔITRỒNG THỦY SẢN 1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản NTTS là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tàinguyên thiên nhiên sẵn có với hệ sinh vật sống dưới nước có sự thamgia trực tiếp của con người. Hoạt động này bao gồm nuôi, trồng cácloại thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn với các hình thức nuôichủ yếu theo phương pháp thâm canh, bán thâm canh, quảng canhtrong ao, hồ, sông, suối hoặc trên biển. 1.1.2. Khái niệm phát triển nuôi trồng thủy sản Phát triển nuôi trồng thuỷ sản là quá trình tăng lên về các yếutố đầu vào (diện tích, lao động, con giống, thức ăn, trình độ thâmcanh) cùng với các yếu tố đầu ra cũng gia tăng (năng suất, sản lượng,giá trị sản xuất...) theo hướng hiệu quả, bền vững. 1.1.3. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản - NTTS có đối tượng sản xuất là những cơ thể sống, có tínhthời vụ cao. - Đất đai, diện tí ...