Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 568.17 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn góp phần làm sáng tỏ khung lý thuyết nghiên cứu về thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; làm tài liệu tham khảo đối với những người nghiên cứu sau khi quan tâm nghiên cứu về chủ đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên HuếBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH CHÂU THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰCĐẤT ĐAI TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ SỸ TRUNG Phản biện 1:..................................................................... Phản biện 2:...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Địa điểm: Phòng họp… ., Nhà .... - Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: Ngày tháng năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học việnHành chính Quốc gia tại TP Huế hoặc trên trang Web Khoa Sau đạihọc, Học viện Hành chính Quốc gia LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình đổi mới, phát triển đất nước, Đảng và Nhànước ta đã rất quan tâm và chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cáchhành chính nhà nước, coi đó là một giải pháp quan trọng góp phầnđạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một nền hànhchính trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, góp phần xây dựng một nhànước kiến tạo, phát triển, “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân”; trong đó, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu cấp thiếtcủa nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp, là một trong các khâu đột phácủa tiến trình cải cách hành chính Nhà nước. Nhận thức rõ mục đích,ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính(TTHC), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trungương Khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã nêu rõ: “Tập trung đẩymạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạomôi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân vàdoanh nghiệp.… Đây là khâu cản trở sự phát triển và gây nhiều bứcxúc trong nhân dân; cần tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnhmẽ trong lĩnh vực này”1. Nghị quyết số 17-NQ/TW, ngày 01/8/2007, Hội nghị lần thứ năm 1Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) Về đẩy mạnh cải cách hành chính,nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. 1 Thực tế quá trình cải cách hành chính gắn liền với việc thựchiện mô hình một cửa, sau đó là một cửa liên thông và nay là cảicách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại. Để tạocơ sở pháp lý cho hoạt động của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liênthông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt các quy định vềcải cách TTHC, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc triển khai thựchiện TTHC, đưa ra cách thức giải quyết công việc hiệu quả cho côngdân, tổ chức, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân về dịch vụ HCC.Cụ thể: Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ vềban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giaiđoạn 2011-2020; Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chínhphủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP; Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ vềChính phủ điện tử; Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 củaChính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tronggiải quyết thủ tục hành chính. Những nội dung chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ trên đây được các bộ, ngành, địa phương quan tâmtriển khai thực hiện. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua,công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thôngtin trong giải quyết TTHC luôn được tỉnh quan tâm, tập trung chỉ đạovà tổ chức thực hiện. Ngày 02/3/2017, Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh(sau đây gọi tắt là Trung tâm HCC) được thành lập theo Quyết định420/QĐ-UBND đã đi vào hoạt động ổn định và mang lại nhiềuchuyển biến tích cực, tạo được sự thống nhất và quyết tâm cao của 2các cấp chính quyền địa phương trong cải cách TTHC. Với phươngchâm “Thân Thiện - Đơn giản - Đúng hẹn”, việc thực hiện TTHC tạiTrung tâm HCC đã mang lại những kết quả đáng khích lệ như: giảmđược tình trạng tổ chức, cá nhân phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơquan để giải quyết công việc; tỉ lệ hồ sơ trễ hẹn giảm; tăng cườngnăng lực, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ,công chức (CBCC), nâng cao sự hài lòng của người dân về sự phụcvụ hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 82.25% (Theo SIPAS2018); tạo cơ chế giám sát, quản lí của nhân dân đối với CBCC và cơquan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiệnTTHC tại Trung tâm HCC vẫn còn tồn tại hạn chế như: tình trạnggiải quyết hồ sơ chậm trễ, quá thời hạn quy định chưa được khắcphục triệt để; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, bộ phận liên quantrong giải quyết TTHC còn yếu dẫn đến số lượng hồ sơ trễ hẹn cònnhiều; hồ sơ thực hiện qua DVCTT mức độ 3, mức độ 4 vẫn chưađược người dân quan tâm; công tác đánh giá mức độ hài lòng củangười dân, doanh nghiệp đối với quá trình giải quyết TTHC vẫn chưađược chú trọng. Những hạn chế trên đã và đang tạo ra thách thức đối vớicông cuộc cải cách TTHC của địa phương cũng như là bài toán nangiải đối với Trung tâm HCC. Để giúp giải quyết vấn đề trên, việcnghiên cứu và phân tích thực trạng của tình hình thực hiện TTHC nóichung và tình hình thực hiện TTHC trong lĩnh vực ...

Tài liệu có liên quan: