Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tập trung đánh giá tình hình thực tế quản lý thu thuế nhập khẩu và tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh – tỉnh Gia Lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ ANH TUẤN QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU TẠICHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ LỆ THANH, TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: PGS. TS. Lê Văn Huy Phản biện 2: PGS. TS. Trần Đình Thao . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế,Đại học Đà Nẵng vào ngày 09 tháng 3 năm 2019.Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng,thuế ra đời là tất yếu gắn liền với sự ra đời, tồn tại của nhà nước.Trong quá trình phát triển của mình, Nhà nước dùng quyền lực chínhtrị vốn có để huy động, tập trung nguồn của cải xã hội thông qua hìnhthức đóng góp bắt buộc được gọi là thuế. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiềuthời cơ, thuận lợi, đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức cho cácquốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc thực hiện các cam kếtquốc tế buộc chúng ta phải từng bước cắt giảm thuế quan đã ảnhhưởng lớn đến nguồn thu từ thuế. Vấn đề giảm mạnh thuế quan, xoábỏ hàng rào phi thuế quan nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu từ thuế NKlà một khó khăn lớn đối với ngành hải quan (HQ). Vì vậy, công tácquản lý thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần phải đượcđiều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời thể hiệnđược vai trò bảo hộ sản xuất trong nước, tạo nguồn thu cho Ngân sáchNhà nước (NSNN). Những năm qua, công tác quản lý thuế NK ở nước ta nói chungvà trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng đã đạt được những kết quả đángkhích lệ, cụ thể là tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đãđạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu quản lý hiệnđại vẫn còn nhiều bất cập và còn những tồn tại như: tình trạng trốnthuế, nợ đọng thuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến; hoạtđộng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế đốivới hàng hoá NK chưa được coi trọng đúng mức nên hiệu quả quản lýthuế không cao, sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế cũngchưa được đảm bảo… . Để Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế LệThanh có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, cần tiến hành nghiên 2cứu, rà soát, tìm ra những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần tiếptục khắc phục. Với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lýthuế NK tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh tại tỉnh GiaLai, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý thu thuế nhập khẩu tạiChi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai” làm đề tàinghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đánh giá tình hình thực tếquản lý thu thuế nhập khẩu và tìm ra những giải pháp góp phần hoànthiện quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốctế Lệ Thanh – tỉnh Gia Lai. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Để hoàn thành mục tiêu đã đềra, Luận văn chọn lọc và hệ thống hoá cơ sở lý luận về thuế quan nóichung và quản lý thu thuế NK; phân tích, đánh giá thực trạng công tácquản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế LệThanh – tỉnh Gia Lai thời gian qua, rút ra những thành công, hạn chếvà nguyên nhân; từ đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện công tácquản lý thuế NK tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanhtrong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế NK và thực tiễn côngtác quản lý thu thuế NK tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế LệThanh – tỉnh Gia Lai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản củaquản lý thu thuế NK theo cách tiếp cận quy trình quản lý thuế gồmquản lý khâu khai báo thuế, quản lý quá trình nộp thuế; quản lý thực 3hiện chính sách miễn, giảm, hoàn, truy thu thuế; kiểm tra sau thôngquan, thanh tra về thuế NK; cưỡng chế thi hành Quyết định hành chínhvề thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế NK. - Về không gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý thuế NK tại Chicục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh - tỉnh Gia Lai. - Về thời gian: Số liệu thu thập từ 2013-2017. 4. Phương pháp nghiên cứu *Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp thông tin Thu thập số liệu thứ cấp, tổng hợp các thông tin số liệu vềquản lý thuế và thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tếLệ Thanh. Thông qua các con số, dữ liệu về đánh giá tình hình hoạtđộng quản lý thuế qua các năm 2013-2017. Luận văn có kế thừa kếtquả của các công trình nghiên cứu trước đây đã công bố. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 5.1.Ý nghĩa lý luận Việc khái quát hóa các cơ sở lý luận về quản lý thu thuế nhậpkhẩu tại một cửa khẩu cũng như thực tế các biểu hiện của lý luận nàytại trường hợp điển hình là quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hảiquan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh giúp tạo lập cơ sở lý luận vững chắchơn cho các nghiên cứu cùng quan tâm. 5.2.Ý nghĩa thực tiễn Những đánh giá về thực trạng và những đề xuất giải pháp có ýnghĩa tham khảo đối với các cơ quan hữu quan, nhất là Cục Hải quanGia Lai – Kon Tum trong việc quản lý đánh g ...