Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim tại Viện Tim mạch Việt Nam năm 2019

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 672.51 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị; nhận xét thay đổi tuân thủ điều trị và hiểu biết của người bệnh sau can thiệp của điều dưỡng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim tại Viện Tim mạch Việt Nam năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG MAI THỊ HUYỀN Mã học viên: C01161 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIMTẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM NĂM 2019 Chuyên ngành: Điều Dưỡng Mã số: 8.72.03.01TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ BACH YẾN HÀ NỘI – 2019 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là vấn đề lớn đối với sức khoẻ cộng đồng vì số người mắcsuy tim ngày càng tăng (khoảng 1-2% dân số thế giới bị suy tim- tươngđương khoảng 26 triệu người mắc bệnh); tỉ lệ mắc suy tim tăng theo tuổi ởcả hai giới. Riêng khu vực Đông Nam Á có tỉ lệ mắc suy tim cao do đây làkhu vực có văn hoá xã hội đa dạng và lịch sử độc đáo. Hơn nữa đây cũng làkhu vực có tốc độ phát triển dân số nhanh, lên tới trên 600 triệu người, phầnđông là dưới 65 tuổi [20]. Ở Việt Nam, tuy chưa có con số chính thức nhưng ước tính cókhoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc suy tim, chiếm khoảng 1 - 1,5%dân số. [20] Suy tim là một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng gánhnặng bệnh tật và tử vong cũng như nguy cơ tái nhập viện. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về sự tuân thủ điều trị củangười bệnh suy tim. Nghiên cứu của Jia-Rong Wu và các cộng sự về sựtuân thủ điều trị thuốc, hỗ trợ xã hội và sự sống còn ở người bệnh suy timcho thấy trong 218 người bệnh trong nghiên cứu này thì có tới 41% ngườibệnh không tuân thủ điều trị [67]. Ở Việt Nam, một nghiên cứu khảo sát ở 1.660 bệnh nhân bệnh timmạch tại Bệnh viện Đại học y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh việnnhân dân Gia Định năm 2005 thấy có 46,2% bệnh nhân bệnh tim mạchkhông tuân thủ điều trị [4]. Viện Tim mạch Việt Nam là đơn vị đầu ngành của cả nước trongviệc ứng dụng các kỹ thuật cao để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý timmạch. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu, đánh giá sự tuân thủđiều trị của NB suy tim. Do đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim tại Viện Timmạch Việt Nam năm 2019” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị. 2. Nhận xét thay đổi tuân thủ điều trị và hiểu biết của người bệnh sau can thiệp của điều dưỡng. 2 Chương 1 TỔNG QUAN1.1. Tổng quan suy tim1.1.1. Định nghĩa suy tim Suy tim là trạng thái bệnh lý với sự bất thường về chức năng, timkhông đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạtđộng của cơ thể về mặt oxy.ht1.1.2. Phân loại Có nhiều cách khác nhau trong phân loại suy tim: - Theo hình thái định khu: suy tim phải, suy tim trái và suy tim toànbộ. - Theo tình trạng tiến triển: suy tim cấp và suy tim mạn.1.1.3. Nguyên nhân - Nguyên nhân của suy tim trái là do các bệnh: tăng huyết áp độngmạch, bệnh động mạch vành, một số bệnh van tim (hẹp hay hở van độngmạch chủ, hở van hai lá), các tổn thương cơ tim, một số rối loạn nhịp tim,một số bệnh tim bẩm sinh. - Nguyên nhân gây suy tim phải: một số bệnh về phổi, một số bệnhlý tim mạch (hẹp van hai lá, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…) - Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ: suy tim trái tiến triển, bệnh cơtim giãn…1.1.4. Các yếu tố làm suy tim nặng Trên cơ sở một số bệnh lý tim mạch, một số nguyên nhân làm khởiphát, tăng nặng hoặc thúc đẩy làm suy tim nhanh hơn: - Nhiễm trùng nặng - Thiếu máu - Dùng thuốc hoá trị liệu - Rối loạn nhịp tim - Bệnh van tim kèm theo bệnh mạch vành1.1.5. Triệu chứng - Khó thở: là triệu chứng thường gặp nhất. - Ho: có thể xảy ra khi người bệnh gắng sức hoặc ho vào ban đêm. - Cảm giác đau ngực, nặng ngực hoặc đánh trống ngực. - Tiểu ít và đi tiểu đêm. 3 - Nhịp tim nhanh - Tĩnh mạch cổ nổi. - Tím da và niêm mạc. - Phù - Gan to.1.1.6. Chẩn đoán Theo Hội Tim mạch Châu Âu 2016 (ESC) suy tim là một hội chứnglâm sàng đặc trưng gồm các triệu chứng sau: - Người bệnh khó thở, phù chân, mệt mỏi, và - Kèm các dấu hiệu: tĩnh mạch cổ nổi, có ran ở phổi và phù ngoại vigây ra bởi bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim mạch [21].1.1.7. Đánh giá mức độ suy tim Có các cách đánh giá khác nhau theo: - Theo Trường môn tim mạch Mỹ/ Hội Tim mạch học Mỹ(ACC/AHA) - Phân hội tim mạch New York (NYHA)1.1.8. Điều trị1.1.8.1. Những biện pháp điều trị chung• Chế độ nghỉ ngơi Trong điều trị suy tim, việc nghỉ ngơi rất quan trọng vì nó góp phầnlàm giảm công của tim.• Chế độ ăn hạn chế muối • Hạn chế lượng nước và dịch dùng cho người bệnh.• Thở oxy Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác: - Bỏ rượu, cà phê, thuốc lá… - Giảm cân ở người béo phì. - Tránh những cảm xúc tiêu cực (stress). - Tránh các thuốc giữ nước như corticoid. - Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như: nhiễm trùng, các loại rối loạn nhịp tim.1.1.8.2. Các thuốc điều trị suy tim • Thuốc lợi tiểu • Thuốc ức chế men chuyển (ACEI) • Thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin (ARB) • Thuốc kháng aldosterone. 4 • Thuốc chẹn beta giao cảm. • Thuốc trợ tim (Digoxin). • Các thuốc làm tăng co bóp cơ tim. • Các thuốc chống đông làm giảm nguy có huyết khối.1.2. Tuân thủ điều trị suy tim1.2.1. Định nghĩa tuân thủ điều trị và các phương pháp đo lường tuânthủ điều trị1.2.1.1. Định nghĩa t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: