Danh mục tài liệu

Tổng quan về lý thuyết hệ thống

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.28 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tổng quan về lý thuyết hệ thống trình bày một cái nhìn về gia đình như một hệ thống, giới thiệu một số trường phái trị liệu hệ thống. Tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về lý thuyết hệ thốngTỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG BS NGUYỄN MINH TIẾN PHẠM THỊ THANH NHÀN – Cử nhân tâm lýMỘT CÁI NHÌN VỀ GIA ĐÌNH NHƯ MỘT HỆ THỐNGKhái niệm về gia đình.Khái niệm về gia đình có rất nhiều định nghĩa khác nhau, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số định nghĩa chính.+ Theo từ điển Việt Nam (Đào Văn Tập): Gia đình chỉ mọi người quen thuộc trong gia đình.+ Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống thành đơn vị nhỏnhất trong xã hội. Họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân cùng dòng máu, thường là gồm vợ chồng cha mẹvà con cái.+ Theo từ điển Tâm lý của BS.Nguyễn Khắc Viện: Gia đình gồm bố mẹ con và có hay không một số người kháccùng chung sống trong một nhà.+Theo Littré: Gia đình là một tập hợp người có cùng huyết thống, sống chung trong một nhà và chủ yếu là gồmcha mẹ và con cái.+ Theo ý kiến của nhà sử học – nhân chủng học, Louis Henry Morgan (1818 – 1881). Gia đình là một cơ cấu năngđộng, nó không bao giờ đứng yên một chỗ mà chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội phát triểntừ một giai đoạn thấp sang một giai đoạn cao hơn.Tuy nhiên, trong bài viết này thì khái niệm về gia đình được định nghĩa như sau: Theo truyền thống, gia đìnhđược định nghĩa như là một nhóm người, có cùng quan hệ dòng máu hoặc cùng huyết thống và cùng cư trú. Địnhnghĩa này được mở rộng bao gồm những người có cùng cảm nhận về một gia đình tương lai, hoà hợp bởi hônnhân, dòng máu, cư trú và người làm con nuôi.Nói chung, sự kết hợp các thành viên trong một gia đình có thể do hai yếu tố chính:(1) Những người cùng huyết thống (cha mẹ–con cái, ông bà–cháu, anh chị em ruột …).(2) Yếu tố luật định (kết hôn, nuôi con…). Một số gia đình được tạo lập không tuân theo cách thức truyền thốnghoặc không được luật pháp hoặc đạo đức xã hội thừa nhận (ví dụ sống chung không hôn thú, hôn nhân giữanhững người đồng tính…).Khái niệm về hệ thống.Học thuyết hệ thống được bắt nguồn và vận dụng trong nhiều lĩnh vực, cơ khí hay tin học, sinh học hay kinh tế xãhội. Một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau.Và mỗi biếnđộng trong một yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và cũng có thể tác động lên toàn bộ hệ thốngMột hệ thống gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời lại là một bộ phận của một hệ thống khác lớn hơn. Có nhữnghệ thống khép kín, không trao đổi với xung quanh và cũng có những hệ thống mở. Hệ thống khép kín chỉ gặptrong ngành vật lý, còn các hệ thống sinh học hay xã hội đa phần là hệ thống mở.Một hệ thống không chỉ là một tập hợp gồm nhiều bộ phận khác nhau, mà là một tổng thể có những đặc tínhkhông hoàn toàn do những đặc trưng của các bộ phận khác cộng lại.Mối liên quan ở đây không phải đơn tuyến một chiều, mà các yếu tố tác động lẫn nhau theo những mối liên quanchằng chịt đặc biệt là mối liên hệ tác động qua lại theo mạch phản hồi (feedback–rétroaction). Sơ đồ nhân quảđơn tuyến (linear causality) theo đường thẳng A > B > C được thay thế bằng sơ đồ nhân quả xoay vòng(circular causality). A B CNhững tác động qua lại giữa các bộ phận tạo ra một thế nhất định. Mỗi sự kiện gây ra một tác động đồng thờicũng gây ra những phản ứng ngược lại tạo ra xu thế lập lại trạng thái cân bằng nội tại (homeostasis). Tuy nhiênmọi hệ thống lành mạnh vẫn giữ được bản sắc trong lúc tạo ra những thay đổi cơ cấu để thích nghi với nhữngbiến động của môi trường.Có những hệ thống linh hoạt có khả năng điều chỉnh những mối quan hệ bên trong và bên ngoài một cách dễdàng để tồn tại lâu dài. Có những hệ thống cứng nhắc khi gặp biến động mạnh trong môi trường thì không giữđược cân bằng dễ bị tan rã.Hệ thống nào cũng có một bờ rào, một đường biên giới phân cách với môi trường chung quanh, có qui định đầuvào và đầu ra, cụ thể hoá mối liên quan giữa hệ thống và môi trường, đồng thời được bố cục theo những cơ cấuvà hoạt động theo cơ chế nhất định.Những hệ thống khép kín sẽ mất dần năng lượng dẫn tới tiêu vong (entropie), còn những hệ thống mở có khảnăng tiếp nhận năng lượng từ bên ngoài tồn tại lâu dài. Nhờ có sự liên quan với nhau mà những hệ thống tồn tạiđược nhưng cũng vì vậy gây ra rối loạn cho nó.Theo phương pháp Decartes cần phân chia những sự vật phức tạp thành những yếu tố đơn giản. Còn trong quanđiểm hệ thống lại cần nhìn thấy hết tính phức tạp của sự vật.Khái niệm gia đình như một hệ thốngGia đình như một hệ thống mở, gồm nhiều thành viên với những mối liên hệ qua lại chằng chịt. Những tác độngqua lại này nhằm duy trì sự cân bằng của hệ thống gia đình. Trong nội bộ gia đình, những mối tình cảm, lòngham, xung năng, và quan hệ uy quyền tạo ra những luồng thô ...