Danh mục tài liệu

Tổng quan về vai trò trục não - ruột - vi khuẩn chí trong rối loạn dạ dày ruột và trạng thái tâm thần kinh: Từ lý thuyết đến thực hành

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 625.44 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tổng quan này cung cấp những hiểu biết hiện tại về vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trên hành vi và chức năng não bộ và các rối loạn dạ dày ruột thông qua vai trò trục não – ruột. Đồng thời, nhận diện các liệu pháp tiềm năng trong chiến lược điều trị các rối loạn dạ dày ruột và rối loạn chức năng của não.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về vai trò trục não - ruột - vi khuẩn chí trong rối loạn dạ dày ruột và trạng thái tâm thần kinh: Từ lý thuyết đến thực hành TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 54/2022 8. Gagne J.J., Rabinowitz C., Maio V. (2018), “Prevalence and predictors of potential drug-drug interactions in Regione Emilia-Romagna, Italy”, Journal of Clinical Pharmacy and Therapeutics, 33(2), pp.141-51. 9. Preston C.L. (2015), Stockley's Drug Interactions Pocket Companion, The Pharmaceutical Press, London. https://www.medscape.com (Ngày nhận bài: 03/10/2022- Ngày duyệt đăng: 27/10/2022) TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ TRỤC NÃO – RUỘT – VI KHUẨN CHÍ TRONG RỐI LOẠN DẠ DÀY RUỘT VÀ TRẠNG THÁI TÂM THẦN KINH: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH Nguyễn Thị Mộng Trinh* Trường Đại học Trà Vinh *Email: ntmtrinh@tvu.edu.vn TÓM TẮT Trục não – ruột – hệ vi sinh vật có vai trò trong việc duy trì cân bằng nội mô, điều hoà hệ thống và viêm hệ thống thần kinh của cơ thể. Hệ vi sinh vật đường ruột và não bộ giao tiếp với nhau qua nhiều con đường bởi tín hiệu 2 chiều: Não – ruột và ruột – não, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trong cơ thể và môi trường dưới nhiều kết nối. Ở một khía cạnh khác, sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột có xu hướng giảm dần theo tuổi. Trong khi, trạng thái căng thẳng, lo lắng tác động đáng kể đến trục não – ruột – hệ vi sinh vật ở tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Gần đây hệ vi sinh đường ruột nổi lên như người đóng vai trò quan trọng và là từ khoá chính trong tìm kiếm trục não – ruột – hệ vi sinh vật. Vì vậy, sự ảnh hưởng giữa não và hệ vi sinh vật được nhận thức với thuật ngữ mới ra đời đó là “trục não – ruột – hệ vi sinh vật”. Bài tổng quan này cung cấp những hiểu biết hiện tại về vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trên hành vi và chức năng não bộ và các rối loạn dạ dày ruột thông qua vai trò trục não – ruột. Đồng thời, nhận diện các liệu pháp tiềm năng trong chiến lược điều trị các rối loạn dạ dày ruột và rối loạn chức năng của não. Từ khoá: Trục não – ruột, hệ vi sinh vật, căng thẳng, rối loạn dạ dày ruột. ABSTRACT REVIEW THE ROLE OF THE GUT – MICROBIOTA – BRAIN AXIS IN GASTROINTESTINAL DISORDER AND NEUROPSYCHIATRIC: FROM THEORY TO PRACTICE Nguyen Thi Mong Trinh* Tra Vinh University The gut – microbiota – brain axis plays a role in the maintenance of homeostasis, systemic regulation, and inflammation of the nervous system in the body. The gut microbiome and the brain communicate through many pathways by two-way signals: brain-gut and gut-brain, influenced by many factors in the body and environment under many connections. On the other hand, the diversity of the gut microbiota tends to decrease with age. Meanwhile, stress and anxiety significantly affect the brain-gut-microbiome axis at all stages of life. Recently, the gut microbiome has emerged as the key player and keyword in the search for the brain-gut- microbiome axis. Therefore, the influence between the brain and the microbiome is meaningful 202 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 54/2022 with the newly born term gut-microbiota-brain axis. The review provides current information on the influence of the intestinal microbiome on cerebral behavior and gastrointestinal disorders through the gut-brain axis. At the same time, identify potential therapies to treat gastrointestinal disorders and cerebral dysfunction. Keywords: Gut – brain axis, microbion, stress, gastrointestinal disorder. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Hippocrates of Kos (460-370 trước công nguyên) đã từng nói “Tất cả bệnh tật bắt đầu từ ruột”. Từ đó cho thấy mối liên quan mật thiết của hệ thống ruột có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ quan khác. Điều này được thể hiện bởi vai trò trục não – ruột – hệ vi sinh vật đường ruột trong việc duy trì cân bằng nội mô, điều hoà hệ thống và hệ thống thần kinh trong cơ thể [6], [9], [18]. Hệ vi sinh vật đường ruột và não bộ giao tiếp với nhau qua nhiều con đường bởi tín hiệu 2 chiều: Não – ruột và ruột – não, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trong cơ thể và môi trường dưới nhiều kết nối như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh phế vị, hệ thống thần kinh ruột, các sản phẩm chuyển hoá của vi sinh vật [1], [6], [7]… Mặc khác, sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột có xu hướng giảm dần theo tuổi trong khi trạng thái căng thẳng và lo lắng có tác động đáng kể đến trục não – ruột – hệ vi sinh vật ở tất cả các giai đoạn của cuộc đời [9]. Gần đây, hệ vi sinh vật đường ruột nổi lên như người đóng ...

Tài liệu có liên quan: