
Tổng quan về vệ sinh học môi trường và nghề nghiệp
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 294.56 KB
Lượt xem: 40
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu bài học nhằm trình bày được nội dung và vai trò của vệ sinh học môi trường và nghề nghiệp trong việc phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ môi trường và nghề nghiệp; các khái niệm cơ bản về yếu tố nguy cơ, đánh giá nguy cơ môi trường và nghề nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về vệ sinh học môi trường và nghề nghiệp TỔNG QUAN VỀ VỆ SINH Thời lƣợng: 2 giờ Mục tiêu bài học: Sau khi kết thúc bài học, sinh viên có thể: 1. Trình bày được nội dung và vai trò của vệ sinh học môi trường và nghề nghiệp trong việc phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ môi trường và nghề nghiệp 2. Trình bày các khái niệm cơ bản về yếu tố nguy cơ, đánh giá nguy cơ môi trường và nghề nghiệp Nội dung 1. Môi trƣờng và mối liên quan tới sức khỏe con ngƣời: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe được định nghĩa là “trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh, tật” (WHO, 1948) Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường: Theo Từ điển Sức khỏe và an toàn Môi trường và nghề nghiệp của Lewis: “Là tất cả các điều kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến đời sống, sự phát triển và sinh tồn của một cá thể sống. Nó bao gồm nước, không khí, đất, tất cả thực vật, con người và động vật và mối quan hệ qua lại giữa chúng” (Vincoli, 2000) Theo định nghĩa của Last trong từ điển Dịch tễ học (Last, 2001): “Môi trường là tất cả những gì bên ngoài cơ thể con người. Môi trường có thể được phân ra là môi trường vật lý, sinh học, xã hội, văn hóa v.v. và bất cứ điều gì có thể ảnh hướng tới sức khỏe của quần thể” Để xác định các yếu tố thuộc về môi trường, liên quan tới sức khỏe môi trường, Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2006) cũng đưa ra định nghĩa mang tính thực tế hơn về môi trường, tập trung vào các yếu tố liên quan đến sức khỏe, đó là “Môi trường là tất cả các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cũng như các yếu tố có thể tác động đến hành vi liên quan” trong đó các ví dụ yếu tố vật lý, hóa học, sinh học có thể kể đến như tiếng ồn trong môi trường, thành phần ô nhiễm trong nước sinh hoạt, v.v. và các yếu tố hành vi liên quan đến môi trường như rửa tay, hút thuốc nơi công cộng v.v. Môi trường có ảnh hưởng rất chặt chẽ tới sức khỏe con người. Ngay từ khi cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên trên nước Anh, đất nước này đã ghi nhận rất nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến ô nhiễm mỗi trường sống do công nghiệp hóa mang lại. Việc lạm dụng hóa chất trong công nghiệp đã gây nên ô nhiễm nghiêm trọng không khí, nguồn nước sinh sống. Các vấn đề ô nhiễm trong lao động gây ra các bệnh nghề nghiệp như bụi phổi si líc, nhiễm độc chì v.v. trong cộng đồng người lao động. Với đà phát triển của công nghiệp trên toàn thế giới hiện nay, các thảm họa do ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người không còn hiếm gặp như rò rỉ phóng xạ, hóa chất v.v. Trong khi đó các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người do vi sinh vật mang lại như các bệnh do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng không những không bị thanh toán mà 1 còn phát sinh thêm nhiều bệnh dịch mới mà con người chưa tìm ra thuốc phòng ngừa và/hoặc điều trị Các yếu tố vệ sinh môi trường tồn tại ở các dạng: - Vật lý - Hóa học - Sinh học Các yếu tố vật lý bao gồm ánh sánh, áp suất, tia xạ, rung, tiếng ồn…, các yếu tố hóa học là các hóa chất có thể tồn tại dạng bụi, sợi, khói, sương, hơi …, các yếu tố sinh học bao gồm vi khuẩn, nấm, vi rút, đơn bào, ký sinh trùng. Các yếu tố éc gô nô my có thể kể đến như làm việc theo ca kíp, khuân vác nặng, công việc lặp đi lặp lại… Các yếu tố này luôn tồn tại trong môi trường sống và làm việc và việc nồng độ, mức độ của các yếu tố này vượt quá khả năng chịu đựng của con người sẽ gây nên các ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và/hoặc tinh thần. Theo Yassi và cộng sự (2001), những nhu cầu cơ bản cho một môi trường lành mạnh bao gồm: - Bầu không khí trong sạch - Nước sạch và đủ nước - Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn - Nơi ở an toàn và thanh bình - Môi trường toàn cầu ổn định Trong đó các nhu cầu cơ bản đều gắn chặt với các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học trong môi trường và sự tương tác của chúng với con người. Bầu không khí trong sạch: Không khí là yếu tố không thể thiếu được cho sự sống của con người. Nếu không có không khí, con người sẽ chết sau vài phút. Theo Tổ chức Y tế thế giới các vấn đề do ô nhiễm không khí là nguy cơ môi trường nghiêm trọng đối với sức khỏe đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các ô nhiễm thường gặp do bụi (PM) và Ozone (O3) thường gặp ở các thành phố lớn. Các khí NOx, SO2 cũng là các tác nhân gây ô nhiễm không khí thường gặp, có thể gây các vấn đề về đường hô hấp cho con người. Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới, ô nhiễm không khí gây ra 165.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu năm 2004, trong đó khoảng 108.000 trường hợp do ô nhiễm không khí ngoài nhà, 36.000 trường hợp do ô nhiễm không khí do đun nấu và sưởi, và 21.000 trường hợp do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động. Nước sạch và đủ nước: Nước cũng là một yếu tố không thể thiếu được của cuộc sống. Con người cần có tối thiểu 1 đến 2 lít nước mỗi ngày từ qua ăn, uống. Nếu thiếu nước trong vòng 4 ngày, con người sẽ chết. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về vệ sinh học môi trường và nghề nghiệp TỔNG QUAN VỀ VỆ SINH Thời lƣợng: 2 giờ Mục tiêu bài học: Sau khi kết thúc bài học, sinh viên có thể: 1. Trình bày được nội dung và vai trò của vệ sinh học môi trường và nghề nghiệp trong việc phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ môi trường và nghề nghiệp 2. Trình bày các khái niệm cơ bản về yếu tố nguy cơ, đánh giá nguy cơ môi trường và nghề nghiệp Nội dung 1. Môi trƣờng và mối liên quan tới sức khỏe con ngƣời: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe được định nghĩa là “trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh, tật” (WHO, 1948) Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường: Theo Từ điển Sức khỏe và an toàn Môi trường và nghề nghiệp của Lewis: “Là tất cả các điều kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến đời sống, sự phát triển và sinh tồn của một cá thể sống. Nó bao gồm nước, không khí, đất, tất cả thực vật, con người và động vật và mối quan hệ qua lại giữa chúng” (Vincoli, 2000) Theo định nghĩa của Last trong từ điển Dịch tễ học (Last, 2001): “Môi trường là tất cả những gì bên ngoài cơ thể con người. Môi trường có thể được phân ra là môi trường vật lý, sinh học, xã hội, văn hóa v.v. và bất cứ điều gì có thể ảnh hướng tới sức khỏe của quần thể” Để xác định các yếu tố thuộc về môi trường, liên quan tới sức khỏe môi trường, Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2006) cũng đưa ra định nghĩa mang tính thực tế hơn về môi trường, tập trung vào các yếu tố liên quan đến sức khỏe, đó là “Môi trường là tất cả các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cũng như các yếu tố có thể tác động đến hành vi liên quan” trong đó các ví dụ yếu tố vật lý, hóa học, sinh học có thể kể đến như tiếng ồn trong môi trường, thành phần ô nhiễm trong nước sinh hoạt, v.v. và các yếu tố hành vi liên quan đến môi trường như rửa tay, hút thuốc nơi công cộng v.v. Môi trường có ảnh hưởng rất chặt chẽ tới sức khỏe con người. Ngay từ khi cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên trên nước Anh, đất nước này đã ghi nhận rất nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến ô nhiễm mỗi trường sống do công nghiệp hóa mang lại. Việc lạm dụng hóa chất trong công nghiệp đã gây nên ô nhiễm nghiêm trọng không khí, nguồn nước sinh sống. Các vấn đề ô nhiễm trong lao động gây ra các bệnh nghề nghiệp như bụi phổi si líc, nhiễm độc chì v.v. trong cộng đồng người lao động. Với đà phát triển của công nghiệp trên toàn thế giới hiện nay, các thảm họa do ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người không còn hiếm gặp như rò rỉ phóng xạ, hóa chất v.v. Trong khi đó các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người do vi sinh vật mang lại như các bệnh do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng không những không bị thanh toán mà 1 còn phát sinh thêm nhiều bệnh dịch mới mà con người chưa tìm ra thuốc phòng ngừa và/hoặc điều trị Các yếu tố vệ sinh môi trường tồn tại ở các dạng: - Vật lý - Hóa học - Sinh học Các yếu tố vật lý bao gồm ánh sánh, áp suất, tia xạ, rung, tiếng ồn…, các yếu tố hóa học là các hóa chất có thể tồn tại dạng bụi, sợi, khói, sương, hơi …, các yếu tố sinh học bao gồm vi khuẩn, nấm, vi rút, đơn bào, ký sinh trùng. Các yếu tố éc gô nô my có thể kể đến như làm việc theo ca kíp, khuân vác nặng, công việc lặp đi lặp lại… Các yếu tố này luôn tồn tại trong môi trường sống và làm việc và việc nồng độ, mức độ của các yếu tố này vượt quá khả năng chịu đựng của con người sẽ gây nên các ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và/hoặc tinh thần. Theo Yassi và cộng sự (2001), những nhu cầu cơ bản cho một môi trường lành mạnh bao gồm: - Bầu không khí trong sạch - Nước sạch và đủ nước - Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn - Nơi ở an toàn và thanh bình - Môi trường toàn cầu ổn định Trong đó các nhu cầu cơ bản đều gắn chặt với các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học trong môi trường và sự tương tác của chúng với con người. Bầu không khí trong sạch: Không khí là yếu tố không thể thiếu được cho sự sống của con người. Nếu không có không khí, con người sẽ chết sau vài phút. Theo Tổ chức Y tế thế giới các vấn đề do ô nhiễm không khí là nguy cơ môi trường nghiêm trọng đối với sức khỏe đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các ô nhiễm thường gặp do bụi (PM) và Ozone (O3) thường gặp ở các thành phố lớn. Các khí NOx, SO2 cũng là các tác nhân gây ô nhiễm không khí thường gặp, có thể gây các vấn đề về đường hô hấp cho con người. Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới, ô nhiễm không khí gây ra 165.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu năm 2004, trong đó khoảng 108.000 trường hợp do ô nhiễm không khí ngoài nhà, 36.000 trường hợp do ô nhiễm không khí do đun nấu và sưởi, và 21.000 trường hợp do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động. Nước sạch và đủ nước: Nước cũng là một yếu tố không thể thiếu được của cuộc sống. Con người cần có tối thiểu 1 đến 2 lít nước mỗi ngày từ qua ăn, uống. Nếu thiếu nước trong vòng 4 ngày, con người sẽ chết. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vệ sinh học môi trường Vệ sinh học nghề nghiệp Sức khỏe con người Vệ sinh môi trường Kỹ thuật môi trường Sức khỏe môi trườngTài liệu có liên quan:
-
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 306 0 0 -
53 trang 196 0 0
-
63 trang 166 0 0
-
37 trang 165 0 0
-
Tiểu luận môn học: Nghiên cứu khả năng hấp phụ đồng của vât liệu chế tạo từ bùn thải mạ
18 trang 160 0 0 -
69 trang 123 0 0
-
Tài liệu 5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
7 trang 123 0 0 -
26 trang 115 0 0
-
5 trang 96 0 0
-
9 trang 84 0 0
-
81 trang 81 0 0
-
84 trang 68 0 0
-
54 trang 53 0 0
-
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 1
26 trang 51 0 0 -
Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật Thí nghiệm xử lý Chất thải - Phần 1
7 trang 51 0 0 -
Giáo trình Một sức khỏe: Phần 1
93 trang 50 0 0 -
Nghị luận xã hội tác hại của thuốc lá
2 trang 48 0 0 -
1 trang 48 0 0
-
45 trang 46 0 0
-
Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 1
21 trang 42 0 0