XNLD RHÔNE POULENC RORER[AVENTIS PHARMA]xirô : chai 90 mlTHÀNH PHẦNcho 1 muỗng caféOxomémazine1,65 mgGuaifénésine33,3 mgTá citriquedược:glycerol,acidemonohydrate, natri citrate,hương caramel tổng hợp, caramel (E150), dung dịch saccharose, nước tinh khiết vừa đủ.DƯỢC LỰC - Oxomémazine : kháng histamine H1 thuộc nhóm phenothiazine, có tác dụng ức chế ho.- Guaifénésine : sát trùng đường hô hấp.CHỈ ĐỊNH Điều trị triệu chứng các trường hợp ho khan và ho do kích thích nơi người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, nhất là ho vào lúc chiều tối và ban đêm.CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tuyệt đối : - Dị ứng với các thành phần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TOPLEXIL sirop TOPLEXIL sirop XNLD RHÔNE POULENC RORER [AVENTIS PHARMA] xirô : chai 90 ml THÀNH PHẦN cho 1 muỗng café Oxomémazine 1,65 mg Guaifénésine 33,3 mg Tá dược : glycerol, acidecitrique monohydrate, natri citrate,hương caramel tổng hợp, caramel(E150), dung dịch saccharose, nướctinh khiết vừa đủ. DƯỢC LỰC - Oxomémazine : kháng histamine H1 thuộc nhóm phenothiazine, có tácdụng ức chế ho. - Guaifénésine : sát trùng đường hô hấp. CHỈ ĐỊNH Điều trị triệu chứng các trường hợp ho khan và ho do kích thích nơi ngườilớn và trẻ em trên 1 tuổi, nhất là ho vào lúc chiều tối và ban đêm. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tuyệt đối : - Dị ứng với các thành phần của thuốc và nhất là với kháng histamine. - Có tiền sử mất bạch cầu hạt. - Vài dạng bệnh tăng nhãn áp. - Tiểu khó do bệnh tiền liệt tuyến hoặc do các bệnh khác. Tương đối : - Không dùng chung với sultopride. - Trong 3 tháng đầu thai kỳ hay trong thời kỳ cho con bú. CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG - Trường hợp ho có đàm cần phải để tự nhiên vì là yếu tố cơ bản bảo vệphổi-phế quản. - Trước khi kê toa thuốc chống ho, cần tìm nguyên nhân gây ho để có điềutrị đặc hiệu. - Nếu ho kháng với 1 loại thuốc ho dùng theo liều thông thường, không nêntăng liều mà cần khám lại tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. THẬN TRỌNG LÚC DÙNG - Vì thuốc có thể gây buồn ngủ nên người lái xe và vận hành máy móc cầnchú ý. - Không dùng chung với các thức uống có rượu hay thuốc chứa cồn. - Không phơi nắng hay tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian điều trị. - Người bệnh tiểu đường hay kiêng đường cần chú ý lượng đườngsaccharose trong thuốc (3,7 g đường trong 5 ml và 7,3 g trong 10 ml). LÚC CÓ THAI Mặc dầu không có một tác dụng gây quái thai nào được ghi nhận ở thú vậtcũng như ở người, tuy nhiên tính vô hại của Toplexil chưa được xác nhận trên phụnữ mang thai. LÚC NUÔI CON BÚ Với hàm lượng chứa trong Toplexil, oxomémazine không được tìm thấytrong sữa mẹ. TƯƠNG TÁC THUỐC Liên quan đến oxomémazine : Không nên phối hợp : - Alcool : alcool làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamine H1,làm giảm sự tập trung do đó có thể gây nguy hiểm cho người lái xe cũng như đangvận hành máy móc. Tránh uống rượu cũng như các thuốc có chứa alcool. - Sultopride : nguy cơ phần lớn là rối loạn nhịp tâm thất, nhất là cơn loạnnhịp thất kịch phát. Một số phối hợp cũng cần nên lưu ý : - Thuốc hạ huyết áp : tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết ápthế đứng (hiệp đồng tác dụng). Đối với guanéthidine, xem phía trên. - Atropine và các chất có tác động atropinic (thuốc chống trầm cảm nhómimipramine, đa số các thuốc kháng histamine H1, thuốc chống liệt rung khángcholinergic, các thuốc chống co thắt có tác động atropinic, disopyramide) : phốihợp các tác dụng ngoại ý của nhóm atropine như gây bí tiểu, táo bón, khô miệng... - Các thuốc khác gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương (dẫn xuất củamorphine có tác dụng giảm đau và chống ho, đa số các thuốc kháng histamine H1,barbiturate, benzodiazépine, các thuốc giải lo không thuộc họ benzodiazépine,clonidine và các thuốc cùng họ) : tăng trầm cảm có thể gây hậu quả nghiêm trọng,nhất là đối với người lái xe và vận hành máy móc. TÁC DỤNG NGOẠI Ý Thuốc có thể gây ra ở một số người vài tác dụng phụ khó chịu. Trongtrường hợp đó ngưng thuốc ngay và đến tham vấn bác sĩ : - Buồn ngủ, ngầy ngật, nhất là lúc mới bắt đầu điều trị. - Rối loạn trí nhớ hay tập trung, chóng mặt. - Mất phối hợp chức năng vận động, run rẩy. - Lẫn, ảo giác. - Khô miệng, rối loạn thị giác, bí tiểu, táo bón, đánh trống ngực, giảm huyếtáp động mạch. - Phản ứng dị ứng : sẩn đỏ, chàm, ban đỏ, mề đay, phù Quincke, sốc phảnvệ, dị ứng da do nắng. - Suy giảm nặng bạch cầu trong máu. - Suy giảm bất thường tiểu cầu. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Người lớn và trẻ em trên 40 kg (hoặc 12 tuổi) : ngày 4 lần, mỗi lần 10 ml. Trẻ em : liều lượng hàng ngày tùy trọng lượng cơ thể : - Trẻ em dưới 8 tuổi : theo chỉ định của bác sĩ. - Trẻ từ 25 đến 30 kg : 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần 10 ml. - Trẻ từ 30 đến 40 kg : 3 đến 4 lần/ngày, mỗi lần 10 ml. Nếu cần, liều dùng có thể lặp lại cách nhau ít nhất 4 giờ. Việc điều trị chỉ nên ngắn ngày và chỉ giới hạn vào những lúc ho. QUÁ LIỀU Liên quan đến oxomémazine : Dấu hiệu ở trẻ em : các dấu hiệu thường gặp nhất là hưng phấn với kíchđộng, ảo giác, mất điều hòa, không phối hợp được động tác, múa vờn và co giật.Các dấu hiệu cuối chỉ xảy ra từng hồi ; run rẩy với động tác múa vờn có thể là cácdấu hiệu tiền triệu. Đồng tử cố định và giãn ra, da mặt đỏ bừng và sốt cao là cácdấu hiệu thường xảy ra khi ngộ độc atropine. Sau cùng có thể xảy ra hôn mê nặngvới trụy tim mạch ; tử vong có thể xảy ra trong 2 đến 98 giờ. Dấu hiệu ở người lớn : các triệu chứng xảy ra khác hơn : trầm cảm và hônmê có thể xảy ra trước giai đoạn kích động và co giật. Hiếm khi xảy ra sốt và đỏbừng ở mặt như ở trẻ em. Điều trị : điều trị triệu chứng, có thể trợ hô hấp hoặc hô hấp nhân tạo, dùngthuốc chống co giật. ...
TOPLEXIL sirop
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 168.98 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
TOPLEXIL sirop dược lý tài liệu dược học thuốc trị bệnh bài giảng thuốc theo biệt dượcTài liệu có liên quan:
-
5 trang 40 0 0
-
5 trang 38 0 0
-
5 trang 36 0 0
-
Cái gì chi phối tác dụng của thuốc?
4 trang 35 0 0 -
Các Thuốc chữa chóng mặt do rối loạn tiền đình
8 trang 34 0 0 -
Thuốc điều trị đái tháo đường và tác dụng phụ
5 trang 34 0 0 -
Section V - Drugs Affecting Renal and Cardiovascular Function
281 trang 34 0 0 -
9 trang 32 0 0
-
CLINICAL PHARMACOLOGY 2003 (PART 30)
15 trang 32 0 0 -
Hormon và thuốc kháng hormon (Kỳ 6)
5 trang 32 0 0