
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu tài sản trong một số trường hợp cụ thể
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 994.54 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thuộc về chủ sở hữu của tài sản đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi tài sản gây ra thiệt hại không nằm trong sự quản lý, giám sát của chủ sở hữu mà đã được giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng hoặc bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Bài viết nghiên cứu, trao đổi về trách nhiệm của người chiếm hữu tài sản trong một số trường hợp cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu tài sản trong một số trường hợp cụ thể TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NGƯỜI CHIẾM HỮU TÀI SẢN TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Trần Thị Vân Anh 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thuộc về chủsở hữu của tài sản đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi tài sản gây ra thiệt hại không nằmtrong sự quản lý, giám sát của chủ sở hữu mà đã được giao cho người khác chiếm hữu, sử dụnghoặc bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Bài viết nghiên cứu, trao đổi về trách nhiệmcủa người chiếm hữu tài sản trong một số trường hợp cụ thể. Từ khóa: Bồi thường thiệt hại, Bộ luật Dân sự, chiếm hữu tài sản.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thực tế không phải lúc nào tài sản cũng nằm trong tay chủ sở hữu mà do người khác đangnắm giữ, chi phối. Với tinh thần nhằm đảm bảo tất cả quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đềuđược bù đắp và bồi thường, bộ luật dân sự đã có những quy định không chỉ buộc chủ sở hữu màngười chiếm hữu, sử dụng tài sản cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trênthực tế việc xác định người chiếm hữu và trách nhiệm của họ để quy trách nhiệm bồi thường thiệthại vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 1.1. Khái niệm chiếm hữu Chiếm hữu là một trong những quy định quan trọng, là cơ sở để xác định quyền và trách nhiệmcủa chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự (về sau được viết tắt làBLDS) năm 1995 và sau đó là BLDS năm 2005 đều không định nghĩa chiếm hữu là gì mà chỉ quyđịnh về quyền chiếm hữu tài sản. Khái niệm này đã có từ thời Luật XII bảng, theo đó người chiếm hữu có khả năng trở thành chủsở hữu bằng usucapio1. Chiếm hữu là thực tế chiếm giữ vật, người chiếm hữu có thể có quyền sở hữuvà trở thành chủ sở hữu. Đến Luật La Mã thì chiếm hữu và quyền sở hữu là hai phạm trù hoàn toàn khácnhau, có thể nằm trong cùng một chủ thể hoặc tồn tại ở hai chủ thể hoàn toàn khác nhau. Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 1443 của Bộ luật Nam kỳ năm 1972 thì chiếm hữu (chấphữu) là nắm giữ (trì thủ) và hưởng dụng một vật hay một quyền lợi gì cho chính mình, hoặc ủy thác chongười thứ ba thực hiện thay mình. Sau đó, tại Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005chỉ ghi nhận về quyền chiếm hữu như là một quyền năng của chủ sở hữu tài sản, là một trong ba yếu tốcấu thành quyền sở hữu. Tuy nhiên, trên thực tế có những hành vi chiếm hữu không phải do chủ sở hữuthực hiện. Do vậy, nếu sử dụng cùng một thuật ngữ để chỉ khái niệm chiếm hữu dưới hai góc độ khácnhau như vậy sẽ không rõ ràng, khó có thể phân biệt được trường hợp nào chiếm hữu là quyền và trườnghợp nào chiếm hữu là một trạng thái. Vì vậy, nên nghiên cứu việc sử dụng một thuật ngữ khác, ví dụquyền nắm giữ hay quyền có tài sản để chỉ quyền chiếm hữu của chủ sở hữu nếu thuật ngữ sử dụngtrong định nghĩa về quyền sở hữu không thể bao trùm yếu tố chiếm hữu2.1 Lê Nết (1999), Luật La Mã, Bản dịch, tr.133.2 “Một số kinh nghiệm pháp luật của Cộng hòa Pháp liên quan đến cấu trúc Bộ luật Dân sự, tài sản và sở hữu”,https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/345, truy cập ngày 29/4/2024. 281 Đến BLDS năm 2015, chiếm hữu được phát triển thành một chương riêng biệt, tách rời vớicác quy định về sở hữu và có riêng một điều luật quy định về khái niệm chiếm hữu. Theo đó, chiếmhữu không còn là quyền năng nữa mà là thực tế nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặcgián tiếp. Chiếm hữu không phải là sở hữu, chiếm hữu là hình thức thực tế của hành vi của mộtngười đối với tài sản. Chiếm hữu là một “thực tế pháp lý” được pháp luật thừa nhận, nhưng đókhông phải là quyền, mà đó chỉ là một sự kiện, một hoàn cảnh hay một sự thật khách quan mà thôi.Còn quyền chiếm hữu là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật thừa nhận1. Người chiếm hữulà người nắm giữ, quản lý tài sản và thực hiện các hành vi tác động lên tài sản đó. Người chiếm hữucó thể là chủ sở hữu của tài sản đó hoặc không phải là chủ sở hữu của tài sản nhưng việc họ thực tếnắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản được gọi là chiếmhữu tài sản. 1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu tài sản Một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hành vi gây thiệthại trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người, những xử sự này cóthể ở dạng hành động hoặc không hành động. Thứ nhất, hành vi trái pháp luật này phải là những xử sự cụ thể của con người. Như vậy, xửsự này phải có tính “cụ thể”, tức là phải được thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài thế giới khách quan khácvới những suy nghĩ, ý tưởng nằm trong đầu. Trong trường hợp này, hành vi đó được thể hiện thôngqua “hành động hoặc không hành động”. Đối với thiệt hại do vật bất động gây ra thì hành vi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, quản lývật là hành vi không hành động. Ví dụ: cây sắp ngã nhưng chủ nhà không chặt tỉa cành, chống đỡcây cối dẫn đến đè chết người, người quản lý không sửa chữa, tháo dỡ, gia cố công trình, người thicông quên xử lý nước ngầm nên nhà sụt lún, công trình xây dựng bị sập, ... Hành vi không hànhđộng của chủ sở hữu đối với vật bất động có hai trạng thái: Không hành động vì chủ sở hữu, ngườichiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng không thực hiện hành vi cần thiết để ngăn chặn, hạnchế, loại trừ những khả năng gây thiệt hại từ tài sản mà pháp luật yêu cầu. Thứ hai, hành vi này có tính chất trái pháp luật. Xoay quanh nội hàm của hành vi trái phápluật thì có thể hiểu trái pháp luật là không trái “quy định của pháp luật”. Hiểu theo nghĩa hẹp thìhành vi được coi là trái pháp luật là hành vi vi phạm một quy phạm cụ thể củ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu tài sản trong một số trường hợp cụ thể TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NGƯỜI CHIẾM HỮU TÀI SẢN TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Trần Thị Vân Anh 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thuộc về chủsở hữu của tài sản đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi tài sản gây ra thiệt hại không nằmtrong sự quản lý, giám sát của chủ sở hữu mà đã được giao cho người khác chiếm hữu, sử dụnghoặc bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Bài viết nghiên cứu, trao đổi về trách nhiệmcủa người chiếm hữu tài sản trong một số trường hợp cụ thể. Từ khóa: Bồi thường thiệt hại, Bộ luật Dân sự, chiếm hữu tài sản.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thực tế không phải lúc nào tài sản cũng nằm trong tay chủ sở hữu mà do người khác đangnắm giữ, chi phối. Với tinh thần nhằm đảm bảo tất cả quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đềuđược bù đắp và bồi thường, bộ luật dân sự đã có những quy định không chỉ buộc chủ sở hữu màngười chiếm hữu, sử dụng tài sản cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trênthực tế việc xác định người chiếm hữu và trách nhiệm của họ để quy trách nhiệm bồi thường thiệthại vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 1.1. Khái niệm chiếm hữu Chiếm hữu là một trong những quy định quan trọng, là cơ sở để xác định quyền và trách nhiệmcủa chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự (về sau được viết tắt làBLDS) năm 1995 và sau đó là BLDS năm 2005 đều không định nghĩa chiếm hữu là gì mà chỉ quyđịnh về quyền chiếm hữu tài sản. Khái niệm này đã có từ thời Luật XII bảng, theo đó người chiếm hữu có khả năng trở thành chủsở hữu bằng usucapio1. Chiếm hữu là thực tế chiếm giữ vật, người chiếm hữu có thể có quyền sở hữuvà trở thành chủ sở hữu. Đến Luật La Mã thì chiếm hữu và quyền sở hữu là hai phạm trù hoàn toàn khácnhau, có thể nằm trong cùng một chủ thể hoặc tồn tại ở hai chủ thể hoàn toàn khác nhau. Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 1443 của Bộ luật Nam kỳ năm 1972 thì chiếm hữu (chấphữu) là nắm giữ (trì thủ) và hưởng dụng một vật hay một quyền lợi gì cho chính mình, hoặc ủy thác chongười thứ ba thực hiện thay mình. Sau đó, tại Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005chỉ ghi nhận về quyền chiếm hữu như là một quyền năng của chủ sở hữu tài sản, là một trong ba yếu tốcấu thành quyền sở hữu. Tuy nhiên, trên thực tế có những hành vi chiếm hữu không phải do chủ sở hữuthực hiện. Do vậy, nếu sử dụng cùng một thuật ngữ để chỉ khái niệm chiếm hữu dưới hai góc độ khácnhau như vậy sẽ không rõ ràng, khó có thể phân biệt được trường hợp nào chiếm hữu là quyền và trườnghợp nào chiếm hữu là một trạng thái. Vì vậy, nên nghiên cứu việc sử dụng một thuật ngữ khác, ví dụquyền nắm giữ hay quyền có tài sản để chỉ quyền chiếm hữu của chủ sở hữu nếu thuật ngữ sử dụngtrong định nghĩa về quyền sở hữu không thể bao trùm yếu tố chiếm hữu2.1 Lê Nết (1999), Luật La Mã, Bản dịch, tr.133.2 “Một số kinh nghiệm pháp luật của Cộng hòa Pháp liên quan đến cấu trúc Bộ luật Dân sự, tài sản và sở hữu”,https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/345, truy cập ngày 29/4/2024. 281 Đến BLDS năm 2015, chiếm hữu được phát triển thành một chương riêng biệt, tách rời vớicác quy định về sở hữu và có riêng một điều luật quy định về khái niệm chiếm hữu. Theo đó, chiếmhữu không còn là quyền năng nữa mà là thực tế nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặcgián tiếp. Chiếm hữu không phải là sở hữu, chiếm hữu là hình thức thực tế của hành vi của mộtngười đối với tài sản. Chiếm hữu là một “thực tế pháp lý” được pháp luật thừa nhận, nhưng đókhông phải là quyền, mà đó chỉ là một sự kiện, một hoàn cảnh hay một sự thật khách quan mà thôi.Còn quyền chiếm hữu là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật thừa nhận1. Người chiếm hữulà người nắm giữ, quản lý tài sản và thực hiện các hành vi tác động lên tài sản đó. Người chiếm hữucó thể là chủ sở hữu của tài sản đó hoặc không phải là chủ sở hữu của tài sản nhưng việc họ thực tếnắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản được gọi là chiếmhữu tài sản. 1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu tài sản Một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hành vi gây thiệthại trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người, những xử sự này cóthể ở dạng hành động hoặc không hành động. Thứ nhất, hành vi trái pháp luật này phải là những xử sự cụ thể của con người. Như vậy, xửsự này phải có tính “cụ thể”, tức là phải được thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài thế giới khách quan khácvới những suy nghĩ, ý tưởng nằm trong đầu. Trong trường hợp này, hành vi đó được thể hiện thôngqua “hành động hoặc không hành động”. Đối với thiệt hại do vật bất động gây ra thì hành vi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, quản lývật là hành vi không hành động. Ví dụ: cây sắp ngã nhưng chủ nhà không chặt tỉa cành, chống đỡcây cối dẫn đến đè chết người, người quản lý không sửa chữa, tháo dỡ, gia cố công trình, người thicông quên xử lý nước ngầm nên nhà sụt lún, công trình xây dựng bị sập, ... Hành vi không hànhđộng của chủ sở hữu đối với vật bất động có hai trạng thái: Không hành động vì chủ sở hữu, ngườichiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng không thực hiện hành vi cần thiết để ngăn chặn, hạnchế, loại trừ những khả năng gây thiệt hại từ tài sản mà pháp luật yêu cầu. Thứ hai, hành vi này có tính chất trái pháp luật. Xoay quanh nội hàm của hành vi trái phápluật thì có thể hiểu trái pháp luật là không trái “quy định của pháp luật”. Hiểu theo nghĩa hẹp thìhành vi được coi là trái pháp luật là hành vi vi phạm một quy phạm cụ thể củ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Chiếm hữu tài sản Bộ luật Dân sự Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Pháp luật về tài sảnTài liệu có liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 336 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 324 0 0 -
Mẫu Giấy ủy quyền dành cho công ty
3 trang 279 0 0 -
208 trang 239 0 0
-
5 trang 181 0 0
-
Hình thức của di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ
7 trang 164 0 0 -
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 2
286 trang 132 0 0 -
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
90 trang 119 0 0 -
62 trang 90 0 0
-
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2005
4 trang 84 0 0 -
0 trang 82 0 0
-
Luật 33/2005/QH11 - Bộ luật dân sự
168 trang 71 0 0 -
Nghị quyết số: 857/NQ-UBTVQH13
4 trang 64 0 0 -
62 trang 63 0 0
-
16 trang 59 0 0
-
174 trang 59 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Luật dân sự 2 (Trình độ đào tạo: Đại học)
12 trang 58 0 0 -
Chiếm hữu ngay tình theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam
8 trang 56 0 0 -
SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
3 trang 55 0 0 -
Quyết định 894/QĐ-CTN năm 2013
7 trang 53 0 0