Danh mục tài liệu

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Tổng kết một số chủ đề và đề xuất hướng nghiên cứu

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.12 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Tổng kết một số chủ đề và đề xuất hướng nghiên cứu trình bày tổng kết các nghiên cứu trước đây (135 bài báo khoa học) liên quan đến các chủ đề về CSR, cụ thể là thảo luận nguồn dữ liệu, các khung lý thuyết, đánh giá kết quả nghiên cứu, đo lường CSR theo các bên liên quan và đề xuất các hướng nghiên cứu trong tương lai,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Tổng kết một số chủ đề và đề xuất hướng nghiên cứu Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Tập 50, Phần D (2017): 19-33 DOI:10.22144/jvn.2017.049 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP - TỔNG KẾT MỘT SỐ CHỦ ĐỀ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU Lê Phước Hương và Lưu Tiến Thuận Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 15/03/2017 Ngày nhận bài sửa: 13/06/2017 Ngày duyệt đăng: 28/06/2017 Title: Corporate social responsibility - a literature review and future research directions Từ khóa: Các bên liên quan, hiệu quả tài chính, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Keywords: Corporate social responsibility, financial performance, stakeholders ABSTRACT Corporate social responsibility (CSR) is one of the most prominent concepts in the literature. Theoretical and empirical research largely addressed this issue since 1950s. Considering the increasing importance of CSR, it is required for scholars and managers to pay attention to different aspects of CSR. The main purpose of this review is to proffer a precise understanding of what has already been investigates and the findings regarding the issues of CSR (135 articles). It is to discuss possible data sources, conceptual frameworks of CSR, evaluates findings, reliable measures of CSR to stakeholders, and then to propose directions for future studies. The literature review revealed many theories used in CSR reasearches but Carroll's theory and stakeholder theory were the most in use. In Vietnam, CSR was discussed aiming to improve regulatory frameworksin general; while foreign studies analyzed each aspect of customer, employee, and branding to build suitable business strategies. Future research should examine the role of mediating variables. It was proposed that SMEs, customer aspects and mediators should be further studied to maximine the benefits of CSR activities. TÓM TẮT Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là khái niệm được chú ý nhiều. Các nghiên cứu lý luận hay thực nghiệm đề cập đến chủ đề này từ những năm 1950. Xét thấy tầm quan trọng của CSR ngày càng tăng, các học giả cũng như nhà quản lý cần tập trung nghiên cứu các khía cạnh của CSR.Bài viết tổng kết các nghiên cứu trước đây (135 bài báo khoa học) liên quan đến các chủ đề về CSR, cụ thể là thảo luận nguồn dữ liệu, các khung lý thuyết, đánh giá kết quả nghiên cứu, đo lường CSR theo các bên liên quan và đề xuất các hướng nghiên cứu trong tương lai. Qua lược khảo cho thấy nhiều lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu CSR nhưng lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết Carroll được sử dụng phổ biến nhất. Trong nước, CSR được quan tâm nhiều để hoàn thiện về mặt thể chế chung, chưa đi sâu từng ngành nghề. Trong khi các nghiên cứu nước ngoài phân tích theo từng khía cạnh khách hàng, nhân viên và thương hiệu nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý theo từng ngành. Nghiên cứu đề xuất tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa, bổ sung các biến trung gian, cũng như tập trung vào đối tượng khách hàng nhằm tối đa hóa lợi ích từ các hoạt động CSR. Trích dẫn: Lê Phước Hương và Lưu Tiến Thuận, 2017. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Tổng kết một số chủ đề và đề xuất hướng nghiên cứu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50d: 19-33. 19 Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ 1 Tập 50, Phần D (2017): 19-33 viên, khách hàng, nhà đầu tư, tổ chức chính phủ và các bên liên quan khác đều có kỳ vọng rằng các tổ chức đã đang và sẽ hoạt động một cách có trách nhiệm. Trong khi nhu cầu xã hội là vậy, các doanh nghiệp cũng khó có thể từ bỏ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình(Sprinkle và Maines, 2010).Vì vậy, nghiên cứu này mong muốn tổng kết các kết quả nghiên cứu trong thời gian qua kể cả về lý thuyết hay thực nghiệm về các chủ đề chính của CSR để từ đó đề xuất một số hướng nghiên cứu nên được thực hiện trong tương lai. Cụ thể hơn, bài viết phân tích, so sánh và tổng hợp từ 135 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chủ yếu từ ScienceDirect, trong đó có 15 bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước. Các bài nghiên cứu này là cơ sở đưa ra các định hướng nhằm khuyến khích phát triển CSR cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.Thêm vào đó, bài viết cũng hướng tới đề xuất các chủ đề thuộc CSR cần tiếp tục nghiên cứu tiếp theo nhằm giúp giới học thuật cũng như nhà quản lý doanh nghiệp hiểu về CSR toàn diện hơn và thực thi các hoạt động CSR hiệu quả hơn. Về cấu trúc bài viết, bên cạnh phần đặt vấn đề, bài viết tập trung vào hai phần chính: (1) Tóm tắt các chủ đề chính đã được nghiên cứu trước đây; (2) Thảo luận các chủ đề mới nổi chưa được nghiên cứu hoặc ít đề cập đến. Cuối cùng, bài viết đề xuất một số hướng nghiên cứu cho chủ đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để đảm bảo cho lợi ích doanh nghiệp hài hòa với lợi ích của xã hội. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với các vấn đề môi trường và xã hội.Vấn đề này đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp tham gia giải quyết. Khởi đầu từ các nước phát triển, sau đó hoạt động trách nhiệm xã hội phát triển rộng ra ở các nước đang phát triển và Việt Nam không phải là ngoại lệ, đặc biệt trong xu thế hội nhập và canh tranh gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiệp đóng vai trò kết nối các chủ thể của nền kinh tế và cần tiên phong trong thực thi các xu hướng toàn cầu như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Toàn cầu hóa và việc chia sẻ thông tin một cách dễ dàng trên quy mô toàn thế giới đã đẩy trách nhiệm xã hội trở thành vấn đề đi đầu trong kế hoạch chiến lược của các loại tổ chức kể cả tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận.Do đó, các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững đi đôi với hiệu quả kinh tế cũng diễn ra rất sôi nổi. Với bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu, cụ thể như trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm 2007, ký các hiệp định thương mại thế hệ mới và gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015 đã mở ra nhiều triển vọng mới kèm theo đó là nh ...

Tài liệu có liên quan: