Danh mục tài liệu

TRẦM CẢM (PHẦN 1)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.61 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn có tỷ lệ rất cao trong nhân dân các nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức y tê thế giới, 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm. Các nghiên cứu dịch tễ lâm sàng riêng của nhiều nước còn cao hơn .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRẦM CẢM (PHẦN 1) TRẦM CẢM – PHẦN 1 I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ TRẦM CẢM Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn có tỷ lệ rất cao trong nhândân các nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức y tê thế giới, 5% dân số thếgiới có rối loạn trầm cảm. Các nghiên cứu dịch tễ lâm sàng riêng của nhiều nướccòn cao hơn . - Pháp: Trong một năm Trong cả đời Nam: 3,4% 10,7% Nữ : 6,0% 22,4% (Theo levine và Sellouch 1993) - Mỹ 17,1% (Theo Kesoler và cộng sự 1994) 10,3% - Quất động (Thường Tín Hà Tây) 8,35%. Kielhoz (1974) căn cứ vào kết quả điều tra của trên 10.000 thầy thuốchành nghề ở 5 nước Châu Âu (Áo, Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ) cho biết có 10% nhữngbệnh nhân đến các phòng khám đa khoa có rối loạn trầm cảm và 5% là trầm cảmcơ thể. Và 90% các bệnh nhân này đang được các thầy thuốc không chuyên khoatâm thần điều trị và theo dõi. Thực tế này có thể có những hậu quả nghiêm trọng ở những nơi đang cònthiếu nhiều thầy thuốc tâm thần đồng thời các thầy thuốc đa khoa lại chưa đượcđào tạo đầy đủ về lâm sàng tâm thần học. Ở đó những bệnh nhân trầm cảm trongmột thời gian dài phải nhận nhiều chẩn đoán không đúng khác nhau trước khi đếnvới chuyên khoa Tâm thần. Do chẩn đoán không đúng nên điều trị không kết quả,bệnh nhân trở nên mãn tính và phải chịu nhiều phí tổn, đau khổ kéo dài, mất lòngtin vào thầy thuốc và y học, chẩn đoán và điều trị tiếp theo gặp nhiều khó khănhơn. Mặt khác, rối loạn trầm cảm nếu không được phát hiện kiệp thời và điều trịthích hợp và tích cực sẽ ngày càng nặng hơn và nguy cơ tự sát ngày càng cao hơn.Theo Rouillon nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm là 10-20%. Do đó ở Việt Namcần phổ biến kiến thức chẩn đoán và điều trị trầm cảm đến đông đảo thầy thuốc đakhoa và các chuyên khoa khác nhau là cần thiết và có nhiều ý nghĩa thực tiển. II. CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ PHÂN LOẠI TRẦM CẢM 1.Theo ICD-10 (Bảng phân loại quốc tế 1992) 1.1. Các triệu chứng của một giai đoạn trầm cảm - 3 triệu chứng cơ bản: + Khí sắc trầm . + Mất mọi quan tâm thích thú. + Tăng mệt mỏi, giảm hoạt động. - 8 triệu chứng phổ biến khác: + Giảm tập trung chú ý + Giảm tự trọng tự tin + Ý tưởng bị tội + Bi quan về tương lai + Ý tưởng và hành vi tự sát + Rối loạn giắc ngủ + Ăn mất ngon, sút cân + Giảm sút tìnhdục 1.2 Phân loại theo mức độ và số lượng các triệu chứng kể trên + Giai đoạn trầm cảm nhẹ + Giai đoạn trầm cảm vừa + Giai đoạn trầm cảm nặng và theo phương thức tiến triển của trầ mcảm. + Rối loạn trầm cảm lưỡng cực (hiện tại giai đoạn trầm cảm). + Rối loạn trầm cảm tái diễn. + Rối loạn khí sắc dai dẳng. Trong ICD-10 không đề cập đến các thể không điển hình như trầm cảm cơthể và cũng không phân loại theo nguyên nhân. 2. Phân loại truyền thống theo nguyên nhân (Kielholz 1982) 2.1. Trầm cảm căn nguyên cơ thể - Trầm cảm thực tổn (do các bệnh có tổn thương ở não) - Trầm cảm triệu chứng (do các bệnh cơ thể ngoài não). 2.2. Trầm cảm nội sinh - Trầm cảm phân liệt- cảm xúc - Trầm cảm lưỡng cực - Trầm cảm đơn cực - Trầm cảm thoái triển. 2.3. Trầm cảm tâm sinh - Trầm cảm tâm căn - Trầm cảm suy kiệt - Trầm cảm phản ứng. 3. Phân loại theo các triệu chứng điển hình và không điển hình Theo các tác giả pháp Pichot, EMC 1980 3.1. Các thể trầm cảm điển hình Trầm cảm là một tình trạng bệnh gây nên gồm 5 nhóm triệu chứng: - 2 nhóm triệu chứng cơ bản: + Khí sắc trầm (buồn bệnh lý) + Trạng thái ức chế tâm lý - vận động. - 3 nhóm triệu chứng kết hợp:+ Lo âu + Biến đổi tính cách + Các triệu chứng cơ thể. 4 nhóm triệu chứng trên chủ yếu là mhững triệu chứng tâm thần thường nổilên hàng đầu, còn nhóm thứ 5 các triệu chứng cơ thể thường nằm ở phía sau. 3.1.1. Khí sắc trầm (buồn bệnh lý) bao gồm - Đau khổ về tâm thần - Mất mọi quan tâm thích thú - Ý tưởng bị tội, không xứng đáng. - Ý tưởng muốn chết. Đặc điểm là tê liệt tình cảm (sự mất tình cảm, mất khả năng xúc động) ở trongngười bệnh một cách thật đau xót (“Tôi không có những người thân thuộc nữa, thậtđáng sợ”). 3.1.2. Sự ức chế tâm lý- vận động Thể hiện bởi một sự mỏi mệt ghê gớm và một sự chậm chạp về vận động và tâmthần. - Sự mệt mỏi và tình trạng dễ mệt: + Cảm tưởng kiệt sức hoàn toàn hoặc cảm giác chóng mệt mỏi hơn thườngngày, thường có thêm sự ỳ (thiếu khả năng bắt đầu một hoạt động); người ta nóiđây là sự thiếu nghị lực (ức chế về ý chí), những dấu hiệu này dẫn đến người bệnhkhông thể hành động. + Thiếu quyết định: kém khả năng thực hiện một sự lựa chọn là một dấuhiệu sớm nhất. - Sự ngừng trệ vận động: Đó là sự giảm bớt, sự chậm chạp về hoạt động vậnđộng: + Bradyphémie: chậm chạp khi khởi sự nói (kéo dài thời gian nghĩ giữa cácđoạn của lời nói). + Bradykinésie: chậm chạp trong các cử động, vận động ỳ ạch, giảm trươnglực, thường cộng thêm tâm thần chậm. + Ở mức phải dùng điệu bộ: các rối loạn về điệu bộ đi từ những cử động(giảm điệu bộ, nghèo điệu bộ) đến hoàn toàn bất động Về âm điệu: âm điệu thấp, rền rền dễ chán, và không có sự uyển chuyểnmềm mại của tiếng. Tất cả những mức độ đều có thể đ ược nhận thấy từ một sự chậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: