
Trẻ em dễ bị tai biến do thuốc - Tại sao?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ em dễ bị tai biến do thuốc - Tại sao? Trẻ em dễ bị tai biến do thuốc - Tại sao?Cơ thể trẻ em, nhất là trẻ nhỏ có những đặc điểm khác người lớn. Vì vậy khi sửdụng thuốc cho trẻ em, các thầy thuốc và các bậc cha mẹ cần lưu ý để tránh nhữngphản ứng có hại của thuốc có thể xảy ra.Trẻ em không phải người lớn thu nhỏTrước hết, các bậc cha mẹ cần biết một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cơ thể trẻ emcó liên quan đến quá trình hấp thu, chuyển hóa và bài tiết thuốc.Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non với hệ thống men (enzym) ở gan chưa chín muồi (gan là nơithuốc bị phân giải và khử độc), nồng độ protein trong máu thấp không đủ để liên kết vớithuốc và chức năng thận chưa hoàn chỉnh (là nơi hầu hết các thuốc được đào thải) làmcho trẻ rất dễ bị phương hại bởi các tác dụng xấu của thuốc. Ngoài giai đoạn sơ sinh,nhiều thuốc bị chuyển hóa nhanh ở gan nên cần dùng với liều cao hơn và ở nhữngkhoảng cách ngắn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng các thuốc giảmđau.Do đó, đối với trẻ nhỏ, chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết vì ở những trẻ sơ sinh đẻnon hay đủ tháng các enzym khử độc còn đang thiếu, chức năng đào thải của thận cũngyếu, hàng rào máu - não và khả năng liên kết với protein trong máu cũng rất thay đổi.Ngoài ra, liều lượng thuốc ở trẻ sơ sinh chưa được xác lập chính xác như ở trẻ lớn.Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có khả năng hấp thu thuốc qua da rất lớn đặc biệt ở vùng bẹn hoặcmặt (do da trẻ em vô cùng mỏng, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, hơn nữa, diện tíchbề mặt so với trọng lượng cơ thể trẻ lớn) nên những thuốc bôi ngoài dễ bị kích ứng hoặcdị ứng, có thể có tác dụng toàn thân gây độc. Vì vậy, với trẻ dưới 2 tuổi không nên bôi,xoa các loại tinh dầu lên da của trẻ đặc biệt là vùng mũi (gây ngạt hô hấp vì thuốc hấp thurất nhanh qua da trẻ). Nếu bôi thuốc mà băng lại khả năng hấp thu thuốc qua da tăng vàcó thể gây độc. Ví dụ, các bà mẹ hay bôi thuốc corticoid khi con bị hăm, sau đó mặc bỉmra ngoài sẽ làm tăng hấp thu thuốc, trẻ có thể bị tác dụng phụ toàn thân.Cơ thể trẻ em lượng nước chiếm tới 80%. Vì thế khi bị ốm, đặc biệt là tiêu chảy, cơ thểmất nước trẻ sút cân rất nhanh. Những thuốc tan trong nước có thể tích phân bố rất rộngnên rất nhiều thuốc ở trẻ em khi tính theo cân nặng phải dùng liều cao hơn người lớn thìmới đủ liều (vì nước làm cho thuốc phân tán và ít tác dụng). Ở trẻ em (nhất là trẻ sơ sinh)do lượng nước nhiều, ít cơ bắp vì thế không nên dùng thuốc cho trẻ em theo đường tiêmbắp, cho đến một tuổi, đường tiêm cho trẻ em tốt nhất vẫn là tĩnh mạch. Chức năng ganvà thận của trẻ chưa hoàn chỉnh nên thải trừ thuốc chậm và thuốc có thể bị tích lũy trongcơ thể dẫn đến gây độc. Không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ để tránh tai biến do thuốc gây ra.Nguyên nhân dẫn tới các tai biến do dùng thuốc ở trẻ em?Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết của người lớn. Một số gia đình theo thóiquen tự đi mua thuốc điều trị khi trẻ bị bệnh đã dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc hoặcdùng không đúng thuốc, không đúng liều mà không biết rằng thuốc có thể gây hại chotrẻ. Các bà mẹ tự ý bỏ hay tăng liều thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc củatrẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻuống... dẫn đến ngộ độc thuốc. Ngoài ra, cách cất giữ thuốc không cẩn thận, để thuốc bừabãi trong tầm với của trẻ đã trở thành những nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới các tai nạn liên quanđến thuốc ở trẻ em. Trẻ có thể tự uống, tự bôi dẫn đến ngộ độc... Sự tương tác thuốc dodùng nhiều loại thuốc một lúc cũng gây ra ngộ độc, thậm chí làm thay đổi chức năng củagan và thận.Phòng tránh thế nào?Trước hết, các bậc cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ nhất là các loại thuốc độc,thuốc kháng sinh. Cần để thuốc ngoài tầm với của trẻ. Trẻ em là đối tượng đặc biệt, bởivậy không quy từ liều thuốc của người lớn ra dùng cho trẻ. Khi trẻ có bệnh cần đưa trẻđến các cơ sở y tế để được khám và dùng thuốc đúng.Các bác sĩ khi kê đơn thuốc cho trẻ em phải xem xét về tuổi và cân nặng, cố gắng dùngcàng ít thuốc càng tốt. Khi phải dùng nhiều thuốc cần xem xét các thuốc này có tương tácvới nhau hay không. Khi kê đơn thuốc phải ghi rõ ràng tên thuốc, liều lượng, hướng dẫntỉ mỉ cách sử dụng cho trẻ. Đây là điều hết sức quan trọng. Liều lượng thuốc cho trẻthường tính theo cân nặng, cần phải được điều chỉnh liều theo đặc điểm dược động họcriêng của từng thuốc, theo tuổi, tình trạng bệnh, giới tính và theo từng loại bệnh của trẻ.Nếu không có thể dẫn đến điều trị không hiệu quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc. Khi dùngthuốc cho trẻ, phải theo dõi chặt chẽ những phản ứng phụ của thuốc và phải luôn có cácthuốc cấp cứu để phòng ngừa các tai biến có thể xảy ra. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chữa bệnh theo y học cổ truyền thuốc từ ngải cứu cách chữa đau thần kinh liên sườn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnhTài liệu có liên quan:
-
Các thuốc làm chậm quá trình tiến triển đái tháo đường
3 trang 33 0 0 -
Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc
4 trang 32 0 0 -
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp
11 trang 32 0 0 -
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 trang 29 0 0 -
Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
4 trang 26 0 0 -
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
2 trang 26 0 0 -
Trà dược - Dùng đúng cách mới hiệu quả
3 trang 25 0 0 -
Đau lưng kinh niên làm giảm trí thông minh
1 trang 25 0 0 -
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè
3 trang 24 0 0 -
2 trang 24 0 0
-
Những ngộ nhận không dễ chịu về thực phẩm
3 trang 24 0 0 -
Xoa bóp chữa trị u xơ tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
3 trang 22 0 0 -
Ung thư ruột - hiểu biết và phòng tránh
3 trang 22 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh - Dễ làm, hiệu quả (Kỳ II)
3 trang 21 0 0 -
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Những điều cần biết
3 trang 21 0 0 -
Hướng dẫn bệnh thường gặp và cách phòng ngừa ở người già
5 trang 20 0 0 -
Thuốc và rượu - Hãy cảnh giác!
3 trang 20 0 0 -
Xoa bóp bấm huyệt chữa liệt mặt
3 trang 20 0 0 -
1 trang 19 0 0
-
Vận động hợp lý để bảo vệ khớp
3 trang 19 0 0