
Tri thức bản địa: Các hướng tiếp cận nghiên cứu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tri thức bản địa: Các hướng tiếp cận nghiên cứu TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 11(183)-2013 72 TRI THỨC BẢN ĐỊA: CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN TÓM TẮT Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với sự nở rộ của các chương trình phát triển trên toàn cầu thì ở “nơi đâu khoa học xã hội, sức mạnh khoa học kỹ thuật, và các mô hình thiết chế” bị thất bại thì kiến thức và kỹ thuật địa phương được xem là chiến lược tốt nhất để chống lại nghèo đói và kém phát triển, vì loại kiến thức này giúp cho người sử dụng tồn tại hòa hợp với tự nhiên và cho phép họ sử dụng tự nhiên một cách bền vững. Thuật ngữ này được cho là mới trong hệ các thuật ngữ liên quan đến phát triển như “tăng trưởng kinh tế”, “tăng trưởng với sự bình đẳng”, “kỹ thuật phù hợp”, “phát triển có sự tham gia”, “phát triển bền vững” (Agrawal, 1995, tr. 413, tr. 417). Theo nhận thức luận này, các chương trình phát triển đã tập trung chú trọng đến vấn đề tri thức bản địa. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 và đặc biệt trong thập kỷ vừa qua đã nhiều công trình nghiên cứu về tri thức bản địa với kỳ vọng đây sẽ là nguồn kiến thức hữu ích cho các chương trình phát triển ở các địa phương (xem thêm Vương Xuân Tình, 1998, Phạm Quang Hoan, 2003, Nguyễn Ngọc Thanh, 2012, Phạm Quốc Hùng và Hoàng Ngọc Ý, 2009). Như vậy, thuật ngữ tri thức bản địa thường được xem như là một cách nhìn khác về vị trí cũng như những giới hạn của con người trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên. Ngô Thị Phương Lan. Tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết dựa trên tư liệu điền dã của Đề tài cấp trọng điểm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 do GS.TS. Ngô Văn Lệ làm chủ nhiệm: “Tri thức bản địa của cư dân tỉnh Bình Phước” Bài viết chia sẻ quan điểm với nhiều nhà khoa học khác khi cho rằng sự phân chia kiến thức bản địa và khoa học là một quan điểm mang tính cơ học. Trên thực tế, trong nhiều lĩnh vực hai loại kiến thức này chuyển hóa cho nhau hướng đến một chiến lược thích nghi phù hợp của con người. Theo đó, hai loại tri thức này không Bài viết hệ thống và phân tích các hướng tiếp cận khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi trường qua chủ đề tri thức bản địa. Dựa trên kết quả khảo sát về tri thức bản địa của các cư dân ở tỉnh Bình Phước, tác giả nhận diện những yếu tố tác động đến sự mai một của tri thức bản địa trong bối cảnh hiện nay, trên quan điểm để nghiên cứu tri thức bản địa không thể chỉ phân tích loại tri thức nào là ưu việt (bản địa hay tri thức khoa học) mà điều cần thiết là cần phải xem xét điều kiện tồn tại của các loại tri thức đó. Đây chính là yếu tố quyết định cho tính thích hợp hay không thích hợp của tri thức bản địa. Hay nói cách khác, tri thức bản địa không phải là một khối kiến thức bất biến mà luôn trải qua các quá trình biến đổi. NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN – TRI THỨC BẢN ĐỊA: CÁC HƯỚNG… nằm trong thế đối lập, triệt tiêu nhau mà trong những điều kiện cụ thể chúng bổ sung và song song tồn tại với nhau. Ngoài ra, khi phân tích về sự thích hợp của các loại tri thức này đối với đời sống các cư dân, quan điểm bài viết cho là bên cạnh việc xem xét tính hữu dụng của các loại tri thức thì trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần chú ý đến các điều kiện tồn tại của chúng. Các điều kiện này quy định tính động của các loại tri thức. Thực tiễn tri thức bản địa của các dân tộc tỉnh Bình Phước trong bối cảnh hiện nay cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ điều kiện sống của các cư dân đã dẫn đến sự mai một các tri thức bản địa. 1. TRI THỨC BẢN ĐỊA: THUẬT NGỮ VÀ NỘI DUNG Về thuật ngữ, hiện nay cùng để chỉ kiến thức của cư dân địa phương như là kết quả của quá trình thích nghi với một môi trường sinh sống cụ thể, bên cạnh thuật ngữ tri thức bản địa còn có các cách gọi khác như tri thức địa phương (local knowledge) (Nguyễn Ngọc Thanh, 2012, Phạm Quang Hoan, 2003, Trần Hồng Hạnh, 2005), kiến thức truyền thống (traditional knowledge) (ISCU, 2002) hay kiến thức kỹ thuật bản địa (indigenous technique knowledge) (Viện Kinh tế Sinh thái, 2000, Howes và Chambers, 1980). Về nội dung, các học giả tập trung sâu vào các đặc điểm hay thành tố cấu thành tri thức bản địa. Theo Ellen (2004, tr. 412413), “tri thức bản địa có nguồn gốc từ các địa phương và các tập hợp trải nghiệm nhất định; chúng được sinh ra bởi con người sống tại các địa phương đó… là kết quả của mối quan hệ thực tiễn trong cuộc sống hàng này”. Ở Việt Nam, từ cách nhìn 73 dân tộc học thì tri thức địa phương được xác định rõ cả đặc điểm xã hội và tự nhiên. Theo đó tri thức địa phương (hay còn gọi là tri thức dân gian, tri thức tộc người, tri thức bản địa) là “toàn bộ những hiểu biết, những kinh nghiệm ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở những địa phương, những khu vực cụ thể được tích lũy, thực hành, chọn lọc và trao quyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được bổ sung và phát triển trong đời sống… Tri thức địa phương là tri thức của các cộng đồng tộc người cùng cộng cư trên m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tri thức bản địa Nghiên cứu tri thức Hướng tiếp cận nghiên cứu Thuật ngữ bản địa Kiến thức bản địaTài liệu có liên quan:
-
12 trang 60 0 0
-
5 trang 49 0 0
-
Điều tra sử dụng loài cây thuốc và tri thức bản địa ở Sapa, Lào Cai
9 trang 34 0 0 -
8 trang 30 0 0
-
Giảm thiểu việc trẻ em kết hôn sớm ở người Mông, tiếp cận từ góc nhìn công tác xã hội
8 trang 27 0 0 -
Những cách tiếp cận nhân học về hiện đại và động thái truyền thống ở Việt Nam (Quyển 1): Phần 1
98 trang 25 0 0 -
Tri thức địa phương - Sự tiếp cận lý thuyết
11 trang 25 0 0 -
Tri thức bản địa trong lao động sản xuất của người Cơ Ho Srê ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
6 trang 25 0 0 -
20 trang 25 0 0
-
16 trang 24 0 0
-
Giáo trình Phát triển nông thôn: Phần 1 - TS. Nguyễn Quang Phục
108 trang 22 0 0 -
Tri thức bản địa trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng của người Giáy
16 trang 22 0 0 -
Tri thức bản địa với vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
9 trang 22 0 0 -
13 trang 21 0 0
-
10 trang 20 0 0
-
8 trang 20 0 0
-
100 trang 20 0 0
-
Đánh giá hiện trạng và giá trị sử dụng cây thuốc tại xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
10 trang 20 0 0 -
Tạp chí Xưa và Nay: Số 382/2011
41 trang 19 0 0 -
Tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của dân tộc Thái tỉnh Sơn La
8 trang 19 0 0