Danh mục tài liệu

Tri thức địa phương của người Cơ Tu trong khai thác và sử dụng thực vật rừng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 459.26 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, người Cơ Tu phải dựa vào rừng để đảm bảo cuộc sống của mình. Đến nay kinh tế “tước đoạt” vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của tộc người Cơ Tu. Rừng mang đến cho người dân nhiều nguồn lợi đáng kể. Trong đó, sự phong phú của thực vật rừng đã đáp ứng nhiều mặt trong đời sống vật chất của người dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tri thức địa phương của người Cơ Tu trong khai thác và sử dụng thực vật rừng Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG CỦA NGƢỜI CƠ TU TRONG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THỰC VẬT RỪNG Nguyễn Công Trƣờng(1) (1) Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ TP. HCM Ngày nhận 12/12/2016; Chấp nhận đăng 10/01/2017; Email: congtruongn@ymail.com Tóm tắt Cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, người Cơ Tu phải dựa vào rừng để đảm bảo cuộc sống của mình. Đến nay kinh tế “tước đoạt” vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của tộc người Cơ Tu. Rừng mang đến cho người dân nhiều nguồn lợi đáng kể. Trong đó, sự phong phú của thực vật rừng đã đáp ứng nhiều mặt trong đời sống vật chất của người dân. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi thật nhiều sản vật từ núi rừng. Thế nhưng, để khai thác và sử dụng có hiệu quả những tài nguyên này, từ rất lâu người Cơ Tu đã tích lũy nên một hệ thống tri thức phù hợp. Những tri thức này là kết quả của quá trình lao động sản xuất của cộng đồng, nó phản ánh sự thích nghi cao giữa người dân với môi trường sống của họ. Từ khóa: tri thức địa phương, tộc người, người Cơ Tu, hái lượm, thực vật Abstract LOCAL KNOWLEDGE OF KATU PEOPLE IN EXPLOITING AND USING FOREST PLANT Residing mainly in the mountainous areas, the economy is still getting a lot of difficulties, Katu people have to rely on forests to ensure their lives. So far, the depriving economy still plays an important role in the life of Katu ethnic group. Forests bring significant benefits to these people. In particular, the abundance of forest plants has met many aspects of these people’s material life. Although the nature is favorable with many products from the mountains. However, in order to exploit and use effectively these resources, Katu people have long accumulated a suitable knowledge system. Such knowledge is the result of community labor production, which reflects the high adaptability of people to their environment. 1. Mở đầu Cùng với tri thức khoa học, tri thức địa phương đã và đang được các nhà khoa học, các tổ chức ngày càng quan tâm nghiên cứu. Nhìn lại lịch sử phát triển tri thức địa phương, có những giai đoạn nguồn tri thức này được xem là lạc hậu và kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng. Chính vì vậy, tri thức khoa học phương Tây được xem là mô hình mẫu để các nước đang phát triển học tập. Tuy nhiên, kinh nghiệm phát triển ở một số nước cho thấy, tri thức khoa học phương Tây lại thất bại trong các dự án, nhất là các dự án phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Sự thất bại này do việc xa rời thực tiễn và thiếu tôn trọng những thực hành văn hóa xã hội của cư dân địa phương. Chính điều đó giúp cho việc nghiên cứu và đánh giá những giá trị do tri thức địa phương mang lại được khách quan hơn. Mặc dù được quan tâm nghiên cứu, nhưng đến nay vẫn còn khá nhiều cách hiểu khác nhau về tri thức địa phương. Song định nghĩa được nhiều nhà khoa học quan tâm và dẫn lại trong các công trình nghiên cứu của mình là định nghĩa tri thức địa phương của Ngân hàng Thế giới (World Bank) được đưa ra trong chương trình “Tri thức bản địa và sự phát triển” tại Châu Phi vào năm 1998. Theo đó “tri thức bản địa là tri thức địa phương, là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương đại bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Tri thức bản địa còn cung cấp các 81 Nguyễn Công Trường Tri thức địa phương của người Cơ Tu... chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân cư địa phương”1. Trên cơ sở định nghĩa do Ngân hàng Thế giới đưa ra, để thuận lợi cho việc nghiên cứu tri thức địa phương, các nhà nghiên cứu, các tổ chức khoa học trên thế giới đang nỗ lực xây dựng một định nghĩa thống nhất về tri thức địa phương, nhưng đây quả thật là một công việc hết sức khó khăn. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi không cố gắng đưa ra một định nghĩa mới về tri thức địa phương, mà trên cơ sở học hỏi các quan điểm trước đó, nhất là quan điểm của Roy Ellen và Holly Harris (2010), chúng tôi nghiên cứu tri thức địa phương của người Cơ Tu trong khai thác và sử dụng thực vật rừng tập trung vào ba đặc điểm chủ yếu. Thứ nhất, tri thức địa phương chỉ thích ứng với môi trường tự nhiên sản sinh ra nó; thứ hai, tri thức địa phương chỉ phù hợp với một cộng đồng nhất định và tri thức địa phương thường gắn liền với thực tiễn lao động sản xuất của các tộc người. 2. Vài nét về ngƣời Cơ Tu Người Cơ Tu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á. Ngoài tộc danh Cơ Tu, người Cơ Tu còn được gọi là Catu, C’tu, Katu, K’tu, Phương, Hạ… Họ sống tập trung chủ yếu ở các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (Quảng Nam). Một bộ phận cư trú ở huyện Nam Vang (Đà Nẵng), huyện Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế). Ngoài ra, người Cơ Tu còn sinh sống ở tỉnh Sêkông, Saravan, Champasak (Lào). Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cơ Tu có khoảng 61.588 người. Trong đó, Quảng Nam có 45.715 người, chiếm 74,2%; Thừa Thiên Huế có 14.629 người, chiếm 23,8%; Đà Nẵng có 950 người, TP. Hồ Chí Minh 54 người. Nhìn chung, khu vực cư trú của người Cơ Tu có địa hình khá phức tạp với nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, thung lũng nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi sông suối. Không chỉ hiểm trở, nơi đây còn là rừng rậm hoang vu với những cánh rừng già dây leo quấn quanh chằng chịt. Hệ sinh thái nơi đây vô cùng đa dạng, động vật có nhiều loại như: nai, hoẵng, lợn rừng, nhím… ngoài ra còn có nhiều giống chim. Thực vật cũng có nhiều chủng loại như: tre, nứa, lồ ô, kền kền, lim, dỗi, trắc… Tất cả là nguồn sinh kế cho đồng bào qua bao thế hệ. Cũng như các tộc người sinh sống dọc dãy Trường Sơn, canh tác nương rẫy và chăn nuôi gia súc vẫn được xem là hoạt động sản xuất chủ đạo của người Cơ Tu. Thế nhưng, nguồn lợi từ hoạt động sản xuất này không đủ đáp ứng nhu cầu sống cho người dân. Chính vì vậy, cho đến nay việc khai thác và sử dụ ...