
Tăng trưởng xanh: Thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng xanh: Thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam TĂNG TRƯỞNG XANH: THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Lê Hoàng Anh* 1 TÓM TẮT: Tăng trưởng xanh hiện nay đang trở thành xu hướng trên thế giới, có thể áp dụng với tất cả các nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên việc sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến môi trường và gia tăng tác động của biến đổi khí hậu vì vậy tăng trưởng xanh đang là một đòi hỏi cấp thiết và việc hướng Việt Nam đi theo tăng trưởng xanh là con đường phù hợp nhất để phát triển bền vững, trong đó không thể thiếu sự đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vì doanh nghiệp đóng vai trò tích cực trong việc lựa chọn tăng trưởng xanh và hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Một quốc gia mạnh thì phải có những doanh nghiệp mạnh. Do vậy, trên cơ sở các nghiên cứu đã có và kiến thức thực tế, nghiên cứu này sẽ đi phân tích tăng trưởng xanh ở Việt Nam cũng như thời cơ và thách thức của tăng trưởng xanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý giải pháp để tận dụng được những thời cơ và hạn chế những thách thức của tăng trưởng xanh đối với doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, doanh nghiệp Việt Nam, môi trường, tài nguyên thiên nhiên, khí nhà kính ABSTRACT: Apparently, green growth is becoming a trend in the world, which is applicable to all economies in general and the Vietnamese economy in particular. In fact, Vietnam’s current growth pattern is mainly based on the use of many natural resources, which causes significant impact on environment and increase influence on climate change. Therefore, green growth is an imperative demand and the task of setting and directing Vietnam to follow green growth is the most suitable path for sustainable development, in which the contribution of Vietnamese enterprises is indispensable since businesses play an active role in choosing green growth and bringing national sustainable development goals into reality. Undoubtedly, a strong country must have strong enterprises. As a result, based on available researches and practical knowledge, this study will analyze green growth in Vietnam as well as opportunities and challenges of green growth towards Vietnamese enterprises. Simultaneously, the research also provides some suggestions for solutions to take advantage of opportunities and limit the challenges of green growth towards Vietnamese enterprises. Keywords: : green growth, sustainable development , Vietnamese enterprises, environment, natural resources, greenhouse gas 1. KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG XANH Tăng trưởng xanh được coi là con đường phù hợp nhất để phát triển bền vững mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đang theo đuổi. Vậy tăng trưởng xanh là gì? Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất nào về tăng trưởng xanh trong các cuộc họp, cuộc bàn luận chính sách và trong công chúng. Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) đã định nghĩa: “Tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh * Học Viện Tài Chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: 0973080584, E-mail address: hoanganh8820@gmail.om PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 745 nặng sinh thái. Cách tiếp cận mới tìm kiếm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững môi trường bằng việc thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng xã hội”. Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã gộp những xu hướng xanh vào trong Nền kinh tế xanh hoặc Thỏa thuận xanh mới toàn cầu. Tương tự như khái niệm tăng trưởng xanh của UNESCAP, những khái niệm này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thay đổi cơ cấu trong sản xuất và tiêu dùng. “Một nền kinh tế xanh là nền kinh tế trong đó bao gồm những mối liên hệ sống còn giữa kinh tế, xã hội và môi trường, và trong đó sự chuyển dịch quá trình sản xuất, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, vừa góp phần làm giảm rác thải, ô nhiễm, sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, vừa tạo ra những cơ hội việc làm, thúc đẩy thương mại bền vững, giảm nghèo, cải thiện công bằng và phân phối thu nhập”. Còn “Tăng trưởng xanh là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau”. Theo Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: “Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội”. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên, tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới”. Ngân hàng Thế giới World Bank thì cho rằng: “Tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng trưởng xanh Phát triển bền vững Doanh nghiệp Việt Nam Tài nguyên thiên nhiên Biến đổi khí hậu Business management in the context of globalisationTài liệu có liên quan:
-
342 trang 360 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 359 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 354 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 295 0 0 -
95 trang 291 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 248 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 239 1 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 234 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z thành phố Hà Nội
12 trang 219 1 0 -
13 trang 217 0 0
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp: Vấn đề đặt ra từ thực tế ở Việt Nam
6 trang 214 0 0 -
9 trang 214 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 201 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 197 0 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 192 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0 -
161 trang 185 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 184 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 176 0 0