Danh mục tài liệu

Triệu chứng thực thể bệnh tim mạch (Kỳ 5)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số tiếng bất thường khác:- Tiếng cọ màng ngoài tim: do lá thành và lá tạng của màng ngoài tim không còn nhẵn do bị viêm nên khi cọ vào nhau trong khi tim hoạt động đã tạo ra tiếng cọ sột soạt, thô ráp như xát hai miếng lụa vào nhau. Tiếng cọ này không liên quan đến tiếng T1, T2, không mất đi khi nín thở (là đặc điểm để phân biệt với tiếng cọ màng phổi), ít lan và thường nghe thấy ở vùng trước tim. Tiếng cọ màng ngoài tim đã giảm nhiều khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng thực thể bệnh tim mạch (Kỳ 5) Triệu chứng thực thể bệnh tim mạch (Kỳ 5) + Một số tiếng bất thường khác: - Tiếng cọ màng ngoài tim: do lá thành và lá tạng của màng ngoài timkhông còn nhẵn do bị viêm nên khi cọ vào nhau trong khi tim hoạt động đã tạo ratiếng cọ sột soạt, thô ráp như xát hai miếng lụa vào nhau. Tiếng cọ này không liênquan đến tiếng T1, T2, không mất đi khi nín thở (là đặc điểm để phân biệt với tiếngcọ màng phổi), ít lan và thường nghe thấy ở vùng trước tim. Tiếng cọ màng ngoàitim đã giảm nhiều khi bệnh thoái lui nhanh hoặc do hút bớt dịch ở người tràn dịchmàng ngoài tim nặng. - Tiếng clic đầu tâm thu (do phụt máu) do thành động mạch chủ hoặc độngmạch phổi căng giãn đột ngột khi máu được bóp lên động mạch đầu kỳ tâm thuhoặc do van động mạch chủ, van động mạch phổi bị xơ dày và hẹp (clic mở vanđộng mạch chủ, động mạch phổi). Tiếng clic phụt từ tim trái nghe rõ ở đáy vàmỏm tim, không thay đổi theo hô hấp. Tiếng clic phụt từ tim phải nghe rõ ở ổ vanđộng mạch phổi, yếu hoặc mất đi khi hít vào. Các tiếng clic đầu kỳ tâm thu thường do tăng cung lượng hoặc tăng áp lựccủa thất trái (cường giáp, tăng huyết áp, Fallot 4, hẹp lỗ van động mạch chủ, hởvan động mạch chủ, van động mạch chủ nhân tạo...), tăng cung lượng hoặc tăng áplực của thất phải (tăng áp lực động mạch phổi, hẹp động mạch phổi...). . Tiếng clic giữa và cuối tâm thu (không do phụt máu): như ở sa van 2 lá.Tiếng này mạnh, khô gọn, sau đó thường có tiếng thổi tâm thu của hở van 2 lá. Dotrong thời kỳ tâm thu, vào khoảng giữa tâm thu, áp lực thất trái lên cao, lá van 2 lábị sa bật vào nhĩ trái vì dây chằng của van dài hơn bình thường. - Clắc mở van nhĩ-thất: gặp ở hẹp lỗ van 2 lá (nghe thấy ở mỏm tim) hoặchẹp lỗ van 3 lá (nghe thấy ở van 3 lá). Do các van này bị hẹp, xơ dính nhưng chưacứng đờ. Tiếng này thường xuất hiện sau tiếng T2 từ 0,07 - 0,11sec, nghe đanhgọn. Tiếng clắc mở van 2 lá không thay đổi theo hô hấp, trong khi đó clắc mở van3 lá mạnh lên khi hít sâu. - Tiếng đại bác: ở bệnh nhân bị blốc nhĩ-thất cấp 3, xen lẫn tiếng T1 bìnhthường, đôi lúc có tiếng T1 rất mạnh, gọn, gọi là tiếng đại bác. Đó là do nhát bópcủa thất trái đúng vào lúc van 2 lá vừa mở để máu từ nhĩ xuống thất được tối đa(nhát bắt được thất, lúc này khoảng PR thường ở giới hạn bình thường). - Tiếng do van nhân tạo: tùy theo từng loại van. Van bi Starr có âm sắcđanh, gọn, có clắc mở đanh, gọn. 3. Khám động mạch. Bao gồm đo huyết áp động mạch, nhìn, bắt mạch và nghe dọc các độngmạch. 3.1. Đo huyết áp động mạch: Đo huyết áp động mạch là một thao tác rất cần thiết, không thể thiếu đượckhi khám bệnh nhân cả nội và ngoại khoa. Thông thường, người ta đo huyết ápđộng mạch bằng huyết áp kế thủy ngân (chính xác nhất) hoặc huyết áp kế đồng hồ.Trong những trường hợp để chẩn đoán các cơn tăng huyết áp kịch phát, để đánhgiá biến động huyết áp trong 24 giờ hoặc nghi ngờ tăng huyết áp “áo choàngtrắng” thì có thể đo huyết áp bằng máy đo tự động đeo theo người để đo và theodõi huyết áp trong cả ngày. Đo huyết áp bằng huyết áp kế thủy ngân hoặc huyết ápkế đồng hồ cần chú ý: - Huyết áp kế thường phải được chuẩn hoá theo huyết kế thủy ngân. Băngcuốn (chứa hơi) có bề rộng khoảng 0,4 - 0,5 chu vi đoạn chi được đo huyết áp. Khichiều rộng băng cuốn nhỏ quá, con số huyết áp đo được sẽ cao hơn thực tế. Ngượclại, khi băng cuốn có chiều rộng quá lớn thì con số huyết áp đo được sẽ thấp hơnthực tế. - Đo huyết áp khi bệnh nhân đã được nghỉ ngơi, thoải mái tư tưởng. - Đo huyết áp chi trên thì bệnh nhân nằm hoặc ngồi, tay để ngang mức tim.Quấn bao hơi vừa khít cánh tay, với bờ dưới bao hơi cách nếp gấp khuỷu tay đập.Bơm nhanh cho áp lực trong băng quấn cao hơn huyết áp tâm thu dự đoán khoảng30 mmHg (thường sau khi mất mạch quay phía dưới băng quấn 30 mmHg), rồi thảdần bao hơi cho áp lực giảm dần xuống với lúc mạch quay bắt đầu đập và nghethấy tiếng đập đầu tiên (pha đầu của Korotkoff tương đương với huyết áp tâm thu).Huyết áp tâm trương tương ứng với lúc mất tiếng đập (pha 5 của Korotkoff). - Đo huyết áp chi dưới: thường đo ở tư thế bệnh nhân nằm sấp, băng quấncũng phải đạt 0,4 - 0,5 chu vi vùng khoeo chân bệnh nhân. Loa ống nghe đặt ởkhoeo chân, trên chỗ động mạch khoeo đập, phía dưới băng quấn. Các thao táccũng tương tự đo huyết áp chi trên. Bình thường, huyết áp tâm thu ở kheo chân thường cao hơn ở khuỷu taykhoảng 10 - 20 mmHg, còn huyết áp tâm trương thì tương đương. Trong hở vanđộng mạch chủ, huyết áp tâm thu ở khoeo chân thường cao hơn nhiều so với ởkhuỷu tay. Ngược lại, trong hẹp eo động mạch chủ hoặc hẹp động mạch chủ bụng,huyết áp chi trên (ở khuỷu) cao hơn hẳn huyết áp chi dưới (ở khoeo). Đôi khi có hiện tượng khoảng trống huyết áp (lỗ thủng huyết á ...