
Trò Ma - một loại hình nghệ thuật đặc sắc cần được bảo tồn và phát huy
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trò Ma - một loại hình nghệ thuật đặc sắc cần được bảo tồn và phát huyVĂN HÓA - NGHỆ THUẬTTRÒ MA - A UNIQUE ART FORM THAT NEEDS TO BE PRESERVED AND PROMOTEDDo Thi Thanh NhanViet Nam National Academy of MusicEmail: nhandothanh@gmail.comReceived: 11/01/2022Reviewed: 12/01/2022Revised: 15/01/2022Accepted: 18/01/2022Released: 25/01/2022 The article studied Trò Ma in order to clarify the profound human value ofchildrens filial piety to their parents when their parents pass away. At the same time,the research results clarified the differences in Trò Ma of Muong ethnic groups in ThanhHoa, thereby suggesting solutions for relevant organs to preserve and promote this artform that is being lost. Key words: Trò Ma; performing art type; Muong ethnic groups in Thanh Hoa. 1. Đặt vấn đề Trò Ma còn gọi là “Trò đám ma” hoặc “Chèo ma”, là một loại hình diễn xướng trongđám tang của người Mường ở Thanh Hóa. Trò Ma được tổ chức thành phường, có người đứngđầu gọi là “ông Khố” (trùm trò). Ông Khố là người có xuất thân trong một gia đình có ông Nổ(ông Tổ phường trò). Tục lệ xưa, phường trò chỉ được đến phục vụ đám tang của những ngườicao tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Mỗi lần đi phục vụ đám tang, phường trò Ma phải thắp hương,xin phép ông Nổ. Người Mường Thanh Hóa có lệ, khi bố mẹ qua đời, con cái phải mờiphường trò Ma đến hát và diễn trò, để trả hiếu và xua tan không khí buồn thương, ảm đạm củađám tang. Từ năm 1945 trở về trước, trò Ma hoạt động rộng khắp các bản Mường ở Thanh Hóa,tập trung nhiều ở huyện Bá Thước và Cẩm Thủy. Trải qua thời gian cùng với những biếnđộng của xã hội, đến nay chỉ còn lại một phường trò, tại làng Cốc, thôn Thạch Minh, xã CẩmLương, huyện Cẩm Thủy. 2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trò Ma đã được quan tâm, khai thác qua một sốcông trình lớn nhỏ, dưới các góc độ khác nhau. Về bảo tồn, năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định cho Viện Âmnhạc (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) thực hiện dự án phục hồi, bảo tồn trò Ma tạilàng Cốc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. Đây là công trình được thực hiện công phu từkhâu tiền trạm, đến luyện tập và thu thanh, ghi hình. Theo báo cáo khoa học của Viện Âm 10 VĂN HÓA - NGHỆ THUẬTnhạc, những thước phim lưu giữ vô cùng quý giá, bởi đây là thế hệ cuối cùng còn nắm giữđược hệ thống bài bản cổ xưa, nay họ đã ở độ trên dưới 80 tuổi. Có thể cho rằng, việc phụchồi khá thành công và đạt kết quả cao về chất lượng bảo tồn. Trước đó, dự án bảo tồn trò Mado Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa cũng đã thực hiện nhiệm vụ sưu tầm, chủ yếu là lưugiữ trên phương diện văn bản. Những tư liệu văn bản và âm thanh do Sở Văn hóa - Thông tinThanh Hóa và Viện Âm nhạc đã kịp thời gìn giữ cho địa phương hệ thống bài bản cổ, dochính các nghệ nhân truyền đạt lại. Về phương diện nghiên cứu, đến nay đã có lẻ tẻ một vài bài báo khai thác một số khíacạnh về văn hóa, nội dung và lề lối diễn xướng trò Ma ở những góc độ khác nhau. Bài viết Trò ma trong lễ tang của người Mường Thanh Hóa đăng trên Tạp chí Văn hóaNghệ thuật số 399 (tháng 9/2017), đã khái quát về nguồn gốc cũng như lề lối diễn xướng củatrò Ma. Tác giả cho rằng: “Bên cạnh các hình thức văn hóa văn nghệ thì trò Ma, một hìnhthức diễn xướng trong đám tang cũng là một trong những nét tiêu biểu của người MườngThanh Hóa” [1]. Bài viết Trò Ma trong đám tang người Mường đăng trên Baothanhhoa.vnnhận định: “Tục tang ma có thể xem là một sân khấu thu nhỏ của các hình thức diễn xướngdân gian của dân tộc Mường” [2]. Dưới góc nhìn của các nhà chuyên môn, một số dự án phục hồi và các bài nghiên cứunhỏ lẻ đã phần nào cho thấy diện mạo tổng quan của trò Ma. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để làm rõ diện mạo của trò Ma cũng như những vấn đề liên quan đến bảo tồn và pháthuy, tác giả bài viết sử dụng một số phương pháp: (1) Nhóm phương pháp nghiên cứu lýthuyết, gồm: phân tích, so sánh, tổng hợp để nghiên cứu, phân tích tài liệu, kết quả điều tra, từđó tổng hợp và đưa ra những nhận định có tính khoa học; (2) Nhóm phương pháp nghiên cứuthực tiễn, gồm: điều tra, phỏng vấn và điền dã thực địa để khảo sát, sưu tầm bài bản trò Ma,làm rõ vai trò diễn xướng trong đám tang của người Mường ở Thanh Hóa. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Truyền thuyết về nguồn gốc trò Ma Theo tư liệu tác giả sưu tầm ở làng Cốc, thôn Thạch Minh, huyện Cẩm Thủy. Trò Mabắt nguồn từ một câu chuyện truyền thuyết như sau: Xưa kia, có một vị vua (dị bản khác là vị chúa) đến vùng Mường. Vua ngỏ ý muốn đượcăn cơm với một gia đình nhà nghèo. Dân làng đã cử chọn hai người làm cơm dâng vua. Đó làmột người nghèo sống bên bờ suối và một người nghèo sống trên núi. Người nghèo b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Loại hình diễn xướng Nghệ thuật diễn xướng Trò Ma của người Mường Trò ma trong lễ tang Văn hóa người MườngTài liệu có liên quan:
-
10 trang 108 0 0
-
Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam
7 trang 52 0 0 -
Một số biến đổi về nghi lễ, tập quán hôn nhân của người Mường ở Hòa Bình - Nguyễn Thị Song Hà
10 trang 44 0 0 -
Nghệ thuật diễn xướng qua truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
4 trang 38 0 0 -
Tính 'Thiêng' trong diễn xướng sử thi Tây Nguyên qua tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc
13 trang 32 0 0 -
Hát Pả dung trong đời sống tâm linh của người Dao ở Phúc Chu, Định Hoá, Thái Nguyên
6 trang 32 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa gia đình người Mường ở Hòa Bình
191 trang 21 0 0 -
Từ múa Rô băm đến diễn xướng Dù Kê của người Khmer Tây Nam Bộ
3 trang 21 0 0 -
Các loại hình nghệ thuật trong lễ hội.
5 trang 17 0 0 -
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG HÁT DÔ Ở QUỐC OAI – HÀ TÂY
5 trang 16 0 0 -
Các dạng điệu thức trong âm nhạc Chèo Chải xứ Thanh
12 trang 15 0 0 -
65 trang 15 0 0
-
Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam mười năm đầu thế kỉ XXI
9 trang 15 0 0 -
14 trang 13 0 0
-
204 trang 13 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ca từ trong hát Xoan Phú Thọ
262 trang 13 0 0 -
Sử dụng y học cổ truyền ở người Mường xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây
6 trang 12 0 0 -
Một số lễ hội truyền thống của người Mường ở tỉnh Phú Thọ
12 trang 11 0 0 -
Về mối quan hệ giao thoa văn hóa giữa người Thái với người Mường ở miền núi Thanh Hóa
9 trang 8 0 0